Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Bộ luật lao động


Lưu ý: Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật lao động 2012 sẽ được thay thế bởi Bộ luật lao động 2019. 

Bộ luật lao động (hay gọi theo tên đầy đủ là Bộ luật lao động năm 2012, đang có hiệu lực thi hành) là luật do Quốc Hội khóa 13 thông qua ngày 18/06/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/05/2013. Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Bộ luật lao động là một luật lớn và quan trọng (ảnh minh họa)



Đối tượng áp dụng của Bộ luật lao động 2012 là:

1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.

2. Người sử dụng lao động.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Để hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động, Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản dưới luật là Nghị định và Thông tư, hướng dẫn hay quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động.

Liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của Người lao động và Người sử dụng lao động, Quốc Hội còn ban hành nhiều luật khác như: Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế, Luật việc làm, Luật thuế thu nhập cá nhân ...vv.

Click vào đây để xem toàn văn: Bộ luật lao động năm 2012

.......

Mới: 

Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 quy định như sau: 

Bộ luật Lao động quy định về tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Đối tượng áp dụng của Bộ luật lao động 2019 gồm:

1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.

2. Người sử dụng lao động.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.



.....


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét