Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Chính sách của Nhà nước về lao động

Chính sách của Nhà nước về lao động, nói một cách khái quát, là chủ trương, đường lối của Nhà nước về pháp luật lao động, theo hướng đảm đảm và phát huy tốt nhất quyền lợi của Người lao động. Theo quy định tại Điều 4 Bộ luật lao động năm 2012, chính sách của Nhà nước về lao động như sau:

(ảnh minh họa)

1. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.


2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.

4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung cầu lao động.

6. Hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

7. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Dựa trên chính sách mang tính nguyên tắc này, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản dưới luật (Nghị định và Thông tư), quy định chi tiết hay hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về chính sách lao động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét