Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Quy định về tham gia BHXH, BHYT & Tuổi nghỉ hưu

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (và cả bảo hiểm thất nghiệp) là chế độ bảo hiểm mang tính bắt buộc, mà Người sử dụng lao động và Người lao động phải tham gia, để bảo đảm quyền lợi ổn định, lâu dài. Liên quan đến vấn đề này, còn có các luật khác như: Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế, Luật việc làm ...vv. 

(ảnh minh họa)




Dưới đây là những quy định về BHXH, BHYT và tuổi nghỉ hưu - mang tính cơ bản, nguyên tắc - trong Bộ luật lao động 2012.

Ghi chú quan trọng: Ngày 20/11/2019, Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi Bộ luật lao động, trong đó có nội dung tăng tuổi nghỉ hưu (từ 50 lên 62 tuổi đối với Nam và từ 55 lên 60 tuổi đối với Nữ). Việc tăng này sẽ thực hiện theo lộ trình kéo dài trong nhiều năm và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Chúng tôi sẽ cập nhật quy định mới về vấn đề này. Trước mắt cho đến hết năm 2020, những quy định dưới đây vẫn giữ nguyên hiệu lực.

......


Tham gia BHXH

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội, NLĐ làm việc theo HĐLĐ nói chung đều được/phải tham gia BHXH bắt buộc.

Tuổi nghỉ hưu:

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật lao động 2012, tuổi nghỉ hưu như sau:

* Nam: 60 tuổi.

* Nữ: 55 tuổi.

Lưu ý:

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn.

- Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.

.....

* Quy định tại Bộ luật lao động 2012:

Chương XII: BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế


1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.

2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

Điều 187. Tuổi nghỉ hưu

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét