Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Quy định về Thỏa ước lao động tập thể

Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

<< Thỏa ước lao động tập thể có ý nghĩa như là một hợp đồng lao động "khung" trong một doanh nghiệp (ảnh minh họa)




* Quy định tại BLLĐ 2019:


Mục 3. THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Điều 75. Thỏa ước lao động tập thể
Điều 76. Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể
Điều 77. Gửi thỏa ước lao động tập thể
Điều 78. Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể
Điều 79. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp
Điều 80. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Điều 81. Quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp
Điều 82. Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể
Điều 83. Thỏa ước lao động tập thể hết hạn
Điều 84. Mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp
Điều 85. Gia nhập và rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp
Điều 86. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Điều 87. Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Điều 88. Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Điều 89. Chi phí thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể
....


Mục 3. THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Điều 75. Thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thkhác.
2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Điều 76. Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể
1. Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
2. Đối với thỏa ưc lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
3. Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xut, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
4. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Trường hợp thỏa ưc lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
5. Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.
Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
6. Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 77. Gửi thỏa ước lao động tập thể
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
Điều 78. Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể
1. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.
2. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.
3. Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
Điều 79. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực.
2. Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.
3. Khi một bên cho rng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể và các bên có trách nhiệm cùng xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
Điều 80. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp
1. Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp và tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này căn cứ vào phương án sử dụng lao động để xem xét lựa chọn việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp cũ hoặc thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới.
2. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp hết hiệu lực do người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động thì quyền lợi của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 81. Quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp
1. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành quy định về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động khác nhau thì thực hiện theo nội dung có lợi nhất cho người lao động.
2. Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp nhưng chưa có thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thì có thể xây dng thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp với những nội dung có lợi hơn cho người lao động so với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
3. Khuyến khích doanh nghiệp chưa tham gia thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thực hiện nội dung có lợi hơn cho người lao động của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
Điều 82. Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận tự nguyện của các bên, thông qua thương lượng tập thể.
Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ưc lao động tập thể được thực hiện như việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
2. Trường hợp quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật thì các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 83. Thỏa ước lao động tập thể hết hạn
Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Điều 84. Mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp
1. Khi một thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có phạm vi áp dụng chiếm trên 75% người lao động hoặc trên 75% doanh nghiệp cùng ngành, nghề, lĩnh vực trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao thì người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện của người lao động tại đó đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mở rộng phạm vi áp dụng một phần hoặc toàn bộ thỏa ước đó đối với các doanh nghiệp cùng ngành, nghề, lĩnh vực trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này; quy định trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định mở rộng phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 85. Gia nhập và rút khỏi thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có thể gia nhập thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp khi có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 84 của Bộ luật này.
2. Doanh nghiệp thành viên của thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được rút khỏi thỏa ước lao động tập thể khi có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước, trừ trường hợp có khó khăn đặc biệt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 86. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
1. Thỏa ưc lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
2. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Điều 87. Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
Điều 88. Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Khi thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thỏa ước lao động tập thể tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
Điều 89. Chi phí thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể
Mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể do phía người sử dụng lao động chi trả.


.......

* Bài viết cũ (BLLĐ 2012, tham khảo):

Dưới đây là những quy định cơ bản về thỏa ước lao động tập thể tại Bộ luật lao động (năm 2012) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cụ thể như sau:

I. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật lao động 2012.

- Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

- Thông tư số 29/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành NĐ 05/2015/NĐ-CP.

- Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH.

II. Thoả ước lao động tập thể là gì?

Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật lao động:  Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

Thỏa ước lao động tập thể được phân loại gồm:

-  Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp - tức là Thoả ước lao động tập thể tại từng doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu tập trung giới thiệu loại này.

- Thỏa ước lao động tập thể ngành. Ví dụ: Thoả ước lao động tập thể của ngành may mặc trên toàn quốc. 

-  Thỏa ước lao động tập thể hình thức khác - do Chính phủ quy định.

Theo quy định, nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Ví dụ: Luật quy định NLĐ làm việc không quá 8h/ngày. Thì trong Thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp A quy định NLĐ làm việc 7h45 phút/ngày. Như vậy, NLĐ được lợi 15 phút/ngày và điều này được pháp luật khuyến khích.

III. Nội dung Thoả ước lao động tập thể gồm những gì?

Nói chung, nội dung Thoả ước lao động tập thể quy định mối quan hệ lao động giữa tập thể lao động và NSDLĐ về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời hạn Thỏa ước có hiệu lực - dựa trên những quy định tại Bộ luật lao động, áp dụng vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

Thông thường, nội dung Thoả ước lao động tập thể gồm các vấn đề như sau:

- Việc làm và bảo đảm việc làm

- Công tác đào tạo

-  Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

-  Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương

-  Những quy định đối với lao động nữ

-  Phúc lợi

-  An toàn lao động, vệ sinh lao động

-  Bảo hiểm xã hội và các bảo hiểm khác

-  Hoạt động công đoàn

-  Một số thoả thuận khác

-  Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động.

-  Trách nhiệm thi hành Thỏa ước

-  Hiệu lực của Thỏa ước.

Ghi chú: Mời tham khảo:

* Thoả ước lao động tập thể (mẫu)

IV. Quy trình xây dựng, ký kết Thoả ước lao động tập thể tại doanh nghiệp:

Từ những quy định của pháp luật, có thể hình dung quá trình xây dựng, ký kết bản Thoả ước lao động tập thể tại một doanh nghiệp sẽ theo trình tự, diễn tiến như sau:

Bước 1: Dự thảo, xây dựng nội dung Thoả ước lao động tập thể

- Có thể lấy từ một mẫu của doanh nghiệp khác, sau đó chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp.

- Quá trình xây dựng, hình thành dự thảo Thoả ước lao động tập thể phải có sự tham gia, trao đổi, đóng góp ý kiến của hai phía: NSDLĐ và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Cùng đó, có thể là sự tham gia của các bộ phận liên quan khác, như: Phòng nhân sự, các Trưởng phòng ... Việc này có thể tổ chức bằng cách gửi văn bản lấy ý kiến, hoặc tổ chức các cuộc họp.

Bước 2: Tổ chức Phiên họp thương lượng tập thể 

- NSDLĐ phối hợp với Công đoàn cơ sở sẽ tổ chức một cuộc họp chính thức gọi là "Phiên họp thương lượng tập thể". Tại đây, dự thảo Thoả ước lao động tập thể sẽ được đưa ra để những người tham dự góp ý, lấy biểu quyết.

- Theo quy định, Công đoàn cơ sở và NSDLĐ sẽ mời đại diện Công đoàn cơ sở cấp trên tham gia/dự khán phiên họp thương lượng tập thể. Tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm cử người tham dự phiên họp thương lượng tập thể.

- Phiên họp thương lượng tập thể được tổ chức trên tinh thần đảm bảo nguyên tắc khách quan, tôn trọng quyền thương lượng và quyết định của các bên trong thương lượng tập thể.

Bước 3: Ký kết Thoả ước lao động tập thể

Sau khi nội dung Thoả ước lao động tập thể đã được thông qua tại Phiên họp thương lượng tập thể, đại diện hai bên sẽ ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Tại Điều 74 Bộ luật lao động (2012) quy định như sau: Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.

>> Tức là phía Công đoàn cơ sở do Chủ tịch BCH Công đoàn đại diện ký. Còn phía NSDLĐ do giám đốc doanh nghiệp đại diện ký.

Ngay sau khi Thoả ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho mọi người lao động của mình biết.

>> Tức là công khai nội dung Thoả ước lao động tập thể trong toàn công ty, cho tất cả NLĐ.

* Lưu ý quan trọng: Ngày có hiệu lực của Thoả ước lao động tập thể:  

Ngày có hiệu lực của Thoả ước lao động tập thể hiểu một cách đơn giản, là ngày Thoả ước chính thức được áp dụng, thực hiện tại doanh nghiệp.

Theo quy định, ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể được ghi trong Thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp. Trường hợp thoả ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.

Chính từ quy định này, có thể dẫn đến khả năng là ngày có hiệu lực của Thoả ước lao động tập thể đã đến TRƯỚC khi doanh nghiệp gửi Thoả ước đến cơ quan quản lý Nhà nước (thực hiện theo bước 4 - bên dưới).

Ví dụ: Công ty A thông qua bản Thoả ước lao động tập thể, ghi ngày có hiệu lực là 1/8/2017. Nhưng đến ngày 10/8/2017 mới gửi Thoả ước đến Sở LĐTBXH (theo quy định). Tại thời điểm này, Thoả ước đã chính thức có hiệu lực. 

Bước 4: Gửi Thoả ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý Nhà nước


Tại Điều 75 Bộ luật lao động (2012) quy định:

"Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động phải gửi một bản thỏa ước lao động tập thể đến:

1. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể khác".

>> Tức là Doanh nghiệp phải gửi bản Thoả ước lao động tập thể đã ký kết đến Sở LĐTBXH nơi doanh nghiệp có trụ sở. Để cơ quan này biết, quản lý.  

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, Sở LĐTBXH có trách nhiệm như sau:

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Thỏa ước lao động tập thể do doanh nghiệp gửi đến, nếu phát hiện thỏa ước lao động tập thể có nội dung trái pháp luật hoặc ký kết không đúng thẩm quyền thì cơ quan quản lý nhà nước có văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, đồng thời gửi cho hai bên ký kết thỏa ước lao động tập thể biết.

>> Đây là trường hợp Thoả ước lao động tập thể ĐÃ CÓ HIỆU LỰC trước khi doanh nghiệp gửi đến Sở LĐTBXH.

- Trường hợp thỏa ước lao động tập thể chưa có hiệu lực thì cơ quan quản lý nhà nước có văn bản yêu cầu hai bên tiến hành thương lượng sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể và gửi đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

>> Đây là trường hợp doanh nghiệp có quy định về ngày hiệu lực theo hướng "sau 15 ngày, kể từ ngày gửi đến Sở LĐTBXH, Thoả ước này chính thức có hiệu lực". Khá nhiều doanh nghiệp chọn hình thức này. 

Bước 5: Giám đốc công ty ra Quyết định ban hành Thoả ước lao động tập thể 

Đây là một thủ tục hành chính nội bộ. Cụ thể như sau:

- Sau khi Thoả ước lao động tập thể được ký kết.

- Sau 15 ngày kể từ ngày doanh nghiệp gửi Thoả ước đến Sở LĐTBXH và không có ý kiến đề nghị chỉnh sửa, bổ sung của cơ quan này.

Giám đốc công ty sẽ ký Quyết định ban hành Thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp mình. Chính thức thực hiện Thoả ước lao động tập thể.

V. Chỉnh sửa, bổ sung nội dung Thoả ước lao động tập thể

Tại Điều 77 Bộ luật lao động (2012) quy định về việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể như sau:

1. Các bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể trong thời hạn sau đây:

a) Sau 03 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn dưới 01 năm;

b) Sau 06 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.

2. Trong trường hợp quy định của pháp luật thay đổi mà dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật, thì hai bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong vòng 15 ngày, kể từ ngày quy định của pháp luật có hiệu lực.

Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được tiến hành như việc ký kết thoả ước lao động tập thể.

VI. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu

Thoả ước lao động tập thể được xem là VÔ HIỆU (không có giá trị pháp lý) khi có những dấu hiệu sau đây:

a) Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;

b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;

c) Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.

Theo đó, Thoả ước lao động tập thể được xác định là VÔ HIỆU TỪNG PHẦN khi một hoặc một số nội dung trong thoả ước trái pháp luật.

Lưu ý: 

-  Toà án nhân dân là nơi duy nhất có thẩm quyền tuyên bố Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Tức là muốn xác định một Thoả ước lao động tập thể có vô hiệu hay không, thì phải chuyển vụ việc đến Toà án, để nơi này xem xét, quyết định.

-  Khi thoả ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thoả ước tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thoả thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.




..................

Tham khảo thêm: (Hướng dẫn của Liên đoàn lao động TP. Đà Nẵng)

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TP. ĐÀ NẴNG 

Số: 06/HD-LĐLĐ

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 4 năm 2013


HƯỚNG DẪN
Quy trình xây dựng, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể 


Ngày 1/5/2013 Bộ luật lao động 2012 có hiệu lực. Nhằm kịp thời hỗ trợ công đoàn các cấp tham gia với người sử dụng lao động tổ chức thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp đạt hiệu quả, đúng quy định của Bộ luật lao động và Luật công đoàn 2012;

Căn cứ quy định Bộ luật lao động và luật công đoàn 2012, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng hướng dẫn Quy trình xây dựng, thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, như sau:

I. QUY TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG LƯỢNG, KÝ KẾT THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ DOANH NGHIỆP:

1. Quy trình thương lượng TƯLĐTT.


Bước 1: Công đoàn cơ sở đề nghị NSDLĐ cung cấp thông tin.

Trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể, Công đoàn cơ sở, có văn bản gửi NSDLĐ đề nghị cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong thời gian ít nhất 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cho CĐCS, trừ những bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động

Bước 2: Công đoàn cơ sở tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động.

Công đoàn cơ sở xây dựng nội dung đề xuất của tập thể lao động đối với NSDLĐ và các đề xuất của NSDLĐ với tập thể lao lao động. Tổ chức lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động hoặc gián tiếp thông qua Đại hội CNVC, Hội nghị NLĐ hoặc lấy ý kiến bằng các hình thức khác…

Bước 3: Công đoàn cơ sở thông báo nội dung thương lượng tập thể.

Chậm nhất 05 ngày làm việc, CĐCS có văn bản thông báo gửi NSDLĐ về những nội dung dự kiến thương lượng tập thể để NSDLĐ được biết

* Ghi chú: Như vậy đến bước 3, CĐCS đã thực hiện xong quy trình chuẩn bị thương lượng tập thể, để chuyển sang quy trình tiến hành thương lượng tập thể. Tuy nhiên, trong 03 bước trên, CĐCS cần lưu ý 2 vấn đề:

- Nội dung đề xuất thương lượng của tập thể lao động đối với NSDLĐ và nội dung đề xuất của NSDLĐ đối với tập thể lao động, cần phải đảm bảo những đề xuất có lợi hơn quy định của pháp luật, tuy nhiên không trái với quy định pháp luật.

- Thời gian tổ chức thương lượng tập thể, cần thống nhất lịch với giám đốc doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp FDI).

Bước 4: Tổ chức phiên họp thương lượng tập thể.

- Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo thời gian, địa điểm do hai bên đã thỏa thuận.

- Thành phần các bên thương lượng tập thể

+ Đối với doanh nghiệp: Người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động.

+ Đối với tập thể lao động: Là Ban chấp hành công đoàn cơ sở (trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS, thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tham gia thương lượng vấn đề này hiện nay đang vướng mắc, chờ Chính phủ hướng dẫn và Tổng LĐ chỉ đạo).

* Lưu ý:

- Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thoả thuận; những nội dung còn ý kiến khác nhau;

- Biên bản phiên họp thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động, của người sử dụng lao động và của người ghi biên bản.

Bước 5: Công bố công khai biên bản phiên họp thương lượng.

- Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể, BCHCĐCS phổ biến công khai, rộng rãi biên bản phiên họp thương lượng tập thể cho tập thể CNLĐ biết và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động (đảm bảo trên 50% số người LĐ đồng ý) về các nội dung đã thỏa thuận.

2. Ký kết thỏa ước lao động tập thể:

Sau khi 2 bên thống nhất nội dung thương lượng tại phiên họp thỏa thuận và được 50% số người tập thể lao động tán thành nội dung thương lượng tập thể. BCHCĐCS tiến hành trích những nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật đã được 2 bên thống nhất đưa vào nội dung của TƯLĐTT và lập thành bản Thỏa ước lao động tập thể.

BCH CĐCS gửi bản dự thảo TƯLĐTT về Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để tiến hành rà soát và kiểm tra lại các nội dung trước khi gửi cho NSDLĐ ký kết hoặc tổ chức ký kết ngay tại Hội nghị người lao động, Đại hội CNVC.

- Đại diện ký kết:

+ Đối với tập thể lao động: Chủ tịch CĐCS;

+ Đối với doanh nghiệp: NSDLĐ hoặc người đại diện NSDLĐ ủy quyền

- Gửi bản TƯLĐTT: TƯLĐTT đã ký kết phải làm thành 05 bản, trong đó:

+ Một bản do NSDLĐ giữ;

+ Một bản do BCHCĐCS giữ;

+ Một bản gửi Sở LĐTBXH giữ;

+ Một bản gửi CĐ cấp trên trực tiếp hoặc LĐLĐ thành phố (qua Ban Chính sách – Pháp luật)

+ Một bản gửi tổ chức đại diện NSDLĐ.

- Hiệu lực của TƯLĐTT: Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể được ghi trong thoả ước. Trường hợp thoả ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.

II. NGUYÊN TẮC VÀ QUYỀN YÊU CẦU THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ.

1. Nguyên tắc thương lượng tập thể.


- Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc thiện chí, bình đẳng, hợp tác, công khai và minh bạch.

- Thương lượng tập thể được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất.

- Thương lượng tập thể được thực hiện tại địa điểm do hai bên thỏa thuận.

2. Quyền yêu cầu thương lượng tập thể.

- Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu NSDLĐ thương lượng tập thể, NSDLĐ sau khi nhận được yêu cầu của CĐCS không được từ chối việc thương lượng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, NSDLĐ và Công đoàn cơ sở thoả thuận thời gian bắt đầu phiên họp thương lượng.

- Trường hợp một bên không thể tham gia phiên họp thương lượng đúng thời điểm bắt đầu thương lượng theo thỏa thuận, thì có quyền đề nghị hoãn, nhưng thời điểm bắt đầu thương lượng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.

- Trường hợp NSDLĐ từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định, thì CĐCS có quyền tiến hành các thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

3. Gửi thỏa ước lao động tập thể. 

- Theo quy định, NSDLĐ có trách nhiệm gửi cho Sở LĐTBXH và tổ chức đại diện NSDSLĐ. Thời gian gửi: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày 2 bên ký kết.

- CĐCS có trách nhiệm gửi cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Liên đoàn Lao động thành phố (qua Ban Chính sách – Pháp luật)

4. Trách nhiệm thực hiện.

- Người sử dụng lao động phải thông báo công khai nội dung thỏa ước lao động tập thể cho mọi người lao động trong doanh nghiệp biết để thực hiện.

- Nếu cần có thể trích những nội dung chủ yếu và quan trọng gửi đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể do người sử dụng lao động chi trả.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

- Liên đoàn Lao động quận, huyện, Công đoàn ngành, công đoàn Các khu công nghiệp và chế xuất, căn cứ nội dung trên triển khai, hướng dẫn đến các cấp công đoàn cơ sở trực thuộc. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT tại các doanh nghiệp theo quy định Bộ Luật Lao động và Luật công đoàn 2012.

+ Trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS trực thuộc tổ chức thực hiện việc thương lượng tập thể tại doanh nghiệp, để nghị liên hệ với Ban Chính sách – Pháp luật hoặc cán bộ phân công theo dõi, giúp đỡ để có sự hỗ trợ kịp thời.

- Đối với công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ thành phố, có bản TƯLĐTT đã hết hạn hoặc chưa ký TƯLĐTT căn cứ hướng dẫn trên tiến hành tổ chức thương lượng, ký kết TƯLĐTT đúng quy định.

- Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả công tác thương lượng TƯLĐTT trong thời gian qua;

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn việc thương lượng Thỏa ước lao động tập thể theo quy định của Bộ luật Lao động 2012.

+ Giao Ban Chính sách – Pháp luật hỗ trợ các đơn vị khó khăn trong quá trình thương lượng, thỏa ước lao động tập thể. Kịp thời tham gia giải quyết những vướng mắc trong việc lập thủ tục gửi bản TƯLĐTT Sở Lao động Thương binh xã hội TP.

Trên đây là hướng dẫn quy trình quy trình xây dựng, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố đề nghị các cấp công đoàn khẩn trương triển khai thực hiện. Định kỳ hàng quý báo cáo kết quả việc ký kết TƯLĐTT về LĐLĐ thành phố. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị liên hệ Ban Chính sách – Pháp luật, để phối hợp giải quyết.

TM. BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC 

(Đã ký và đóng dấu)
..........

Nơi nhận:  
- Tổng LĐLĐ VN (báo cáo)
- Sở LĐTBXH (phối hợp)
- Các cấp CĐ (thực hiện)
- Lưu VT, CSPL.  




...............

* Văn bản tham khảo:

* Quy định tại Bộ luật lao động 2012:

Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể

1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.

Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.

2. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Điều 74. Ký kết thỏa ước lao động tập thể

1. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.

2. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và:

a) Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;

b) Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành;

c) Đối với hình thức thỏa ước lao động tập thể khác theo quy định của Chính phủ.

3. Khi thoả ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho mọi người lao động của mình biết.

Điều 75. Gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động phải gửi một bản thỏa ước lao động tập thể đến:

1. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể khác.

Điều 76. Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể

Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể được ghi trong thoả ước. Trường hợp thoả ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.

Điều 77. Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể

1. Các bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể trong thời hạn sau đây:

a) Sau 03 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn dưới 01 năm;

b) Sau 06 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.

2. Trong trường hợp quy định của pháp luật thay đổi mà dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật, thì hai bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong vòng 15 ngày, kể từ ngày quy định của pháp luật có hiệu lực.

Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được tiến hành như việc ký kết thoả ước lao động tập thể.

Điều 78. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu

1. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thoả ước trái pháp luật.

2. Thoả ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;

b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;

c) Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.

Điều 79. Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

Điều 80. Xử lý thoả ước lao động tập thể vô hiệu

Khi thoả ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thoả ước tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thoả thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.

Điều 81. Thoả ước lao động tập thể hết hạn

Trong thời hạn 03 tháng trước ngày thoả ước lao động tập thể hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thoả ước lao động tập thể hoặc ký kết thoả ước lao động tập thể mới.

Khi thoả ước lao động tập thể hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì thoả ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời gian không quá 60 ngày.

Điều 82. Chi phí thương lượng tập thể, ký kết thoả ước lao động tập thể

Mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thoả ước lao động tập thể do người sử dụng lao động chi trả.
...................

* Quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

Chương III
THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Điều 16. Thương lượng tập thể định kỳ

Thương lượng tập thể định kỳ theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 của Bộ luật Lao động được tiến hành ít nhất một năm một lần. Thời điểm tiến hành thương lượng tập thể định kỳ do hai bên thỏa thuận.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc tham dự phiên họp thương lượng tập thể

1. Trường hợp nhận được đề nghị bằng văn bản của một trong hai bên thương lượng tập thể, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương và địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm cử cán bộ tham dự phiên họp thương lượng tập thể.

2. Cán bộ được cơ quan, tổ chức cử tham dự phiên họp thương lượng tập thể có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến nội dung thương lượng, hướng dẫn pháp luật về lao động cho người tham gia thương lượng tập thể.

Điều 18. Người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp

1. Người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp tại Khoản 1 Điều 83 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

a) Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;

b) Bên người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người ký kết thỏa ước lao động tập thể quy định tại Khoản 1 Điều này không trực tiếp ký kết thỏa ước lao động tập thể thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Điều 19. Trách nhiệm tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể của cơ quan quản lý nhà nước về lao động

Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể được quy định như sau:

1. Lập sổ quản lý thỏa ước lao động tập thể theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thỏa ước lao động tập thể, nếu phát hiện thỏa ước lao động tập thể có nội dung trái pháp luật hoặc ký kết không đúng thẩm quyền thì cơ quan quản lý nhà nước có văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, đồng thời gửi cho hai bên ký kết thỏa ước lao động tập thể biết.

Trường hợp thỏa ước lao động tập thể chưa có hiệu lực thì cơ quan quản lý nhà nước có văn bản yêu cầu hai bên tiến hành thương lượng sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể và gửi đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

Điều 20. Kiến nghị tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Khi thanh tra hoặc giải quyết khiếu hại, tố cáo về lao động, nếu phát hiện thỏa ước lao động tập thể có một trong các trường hợp quy định tại Điều 78 của Bộ luật Lao động, Trưởng đoàn, thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành lập biên bản về thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, đồng thời có văn bản yêu cầu. Tòa án nhân dân tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

.....

* Quy định tại Thông tư số 29/2015/TT-BLĐTBXH:

Điều 3. Thương lượng tập thể định kỳ

Thương lượng tập thể định kỳ tại Điều 16 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

1. Thương lượng tập thể định kỳ được tiến hành ít nhất một năm một lần, khoảng cách giữa hai lần thương lượng tập thể định kỳ liền kề tối đa không quá 12 tháng;

2. Đại diện hai bên thương lượng thỏa thuận về số lần, thời gian tiến hành thương lượng tập thể định kỳ hằng năm và thống nhất bằng văn bản có chữ ký của các bên tham gia để làm căn cứ tiến hành thương lượng;

3. Nguyên tắc, quyền yêu cầu, đại diện, nội dung, quy trình thương lượng tập thể định kỳ thực hiện theo quy định tại các Điều 67, 68, 69, 70, 71 của Bộ luật Lao động.

Điều 4. Trách nhiệm tham dự phiên họp thương lượng tập thể

Trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc tham dự phiên họp thương lượng tập thể tại Điều 17 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:

1. Khi nhận được văn bản đề nghị tham dự phiên họp thương lượng tập thể của một trong hai bên thương lượng tập thể thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương và ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cử người tham dự phiên họp thương lượng tập thể;

2. Người được cử tham dự phiên họp thương lượng tập thể yêu cầu bên có văn bản đề nghị tham dự phiên họp thương lượng tập thể cung cấp thông tin có liên quan đến nội dung phiên họp thương lượng tập thể; chuẩn bị tài liệu, tư liệu cần thiết và hướng dẫn pháp luật về lao động, hỗ trợ cho các bên tiến hành thương lượng đảm bảo nguyên tắc khách quan, tôn trọng quyền thương lượng và quyết định của các bên trong thương lượng tập thể.

Điều 5. Trách nhiệm tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể của cơ quan quản lý nhà nước về lao động

Trách nhiệm tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể của cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại Điều 19 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

1. Lập sổ quản lý thỏa ước lao động tập thể theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thỏa ước lao động tập thể, cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm rà soát nội dung của thỏa ước lao động tập thể, nếu phát hiện có nội dung trái pháp luật hoặc ký kết không đúng thẩm quyền thì thực hiện như sau:

a) Đối với thỏa ước lao động tập thể chưa có hiệu lực thi hành, cơ quan quản lý nhà nước về lao động có văn bản gửi cho các bên ký kết thỏa ước lao động tập thể yêu cầu tiến hành thương lượng sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể và gửi bản thỏa ước lao động tập thể đã được các bên thương lượng, sửa đổi, bổ sung đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;

b) Đối với thỏa ước lao động tập thể đã có hiệu lực thi hành, cơ quan quản lý nhà nước về lao động có văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, đồng thời gửi cho hai bên ký kết thỏa ước lao động tập thể biết.

...

PHỤ LỤC
Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CƠ QUAN CẤP TRÊN (nếu có)
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ LAO ĐỘNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
SỔ QUẢN LÝ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
NĂM 20....
TT
Tên Doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp
Địa chỉ doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Ngành nghề kinh tế chính của doanh nghiệp
Nội dung chính của thỏa ước
Ngày tiếp nhận thỏa ước
Hiệu lực của thỏa ước
Thỏa ước phải sửa đổi, bổ sung
Thỏa ước vô hiệu
Ngày hết hạn đối với thỏa ước sửa đổi thời hạn (nếu có)
Ghi chú

Có nội dung trái pháp luật
Ký không đúng thẩm quyền
Văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung
Vô hiệu từng phần
Vô hiệu toàn bộ
Văn bản đề nghị Tòa án tuyên bố vô hiệu

Ngày bắt đầu
Ngày hết hạn

(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)


































































































Người lập s
(ký, ghi rõ họ tên )
….., ngày   tháng   năm 20…Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn ghi sổ:
- Cột (2): ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Cột (3) ghi theo phân loại: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cột (6): ghi theo ngành sử dụng nhiều lao động nhất của doanh nghiệp (cấp 2) tại Hệ thống ngành kinh tế ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Cột (7): ghi theo 05 nhóm nội dung thương lượng tập thể tại Điều 70 Bộ luật Lao động.
- Cột (8): ghi theo sổ quản lý văn bản của cơ quan quản lý nhà nước.
- Cột (9): ghi ngày có hiệu lực ghi trong thỏa ước lao động tập thể hoặc ngày ký kết.
- Cột (10): ghi theo thời hạn của thỏa ước lao động tập thể.
- Các cột (11), (12), (14) và (15): đánh dấu X vào ô tương ứng theo kết quả kiểm tra, rà soát.
- Cột (13) và (16): ghi số hiệu văn bản, ngày tháng năm ban hành văn bản.
- Cột (17): áp dụng đối với trường hợp sửa đổi thời hạn thỏa ước lao động tập thể theo Điều 77, Điều 81 Bộ luật Lao động.
...........

Bài liên quan:




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét