Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Tạm đình chỉ công việc

Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu

Tạm đình chỉ công việc là biện pháp ngăn chặn do NSDLĐ quyết định, khi xét thấy việc vi phạm kỷ luật của NLĐ có tình tiết phức tạp, cần nhiều thời gian để xác minh và/hoặc nhận thấy việc để NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho quá trình xác minh, hoặc có thể gây ra những hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng hơn.  

<< Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc (ảnh minh họa)





Tạm đình chỉ công việc được qui định tại Điều 128 BLLĐ 2019. Cụ thể như sau:

Điều 128. Tạm đình chỉ công việc

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại sốtiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.


Một số lưu ý:

1. Tạm đình chỉ công việc không phải là một hình thức kỷ luật. Nhiều người (kể cả phía NSDLĐ, hoặc NLĐ) đã có sự hiểu lầm, cho rằng tạm đình chỉ công việc là một hình thức kỷ luật. Do vậy, khi ban hành quyết định tạm đình chỉ công việc, phía NSDLĐ cần giải thích cho NLĐ.

2. Chỉ nên tạm đình chỉ công việc đối với NLĐ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động khi thực sự thấy điều đó là cần thiết, vụ việc có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, tiềm ẩn hậu quả.

3. Việc tạm đình chỉ công việc phải được thể hiện bằng văn bản (quyết định) rõ ràng. Nội dung quyết định tạm đình chỉ công việc thể hiện rõ thời gian tạm đình chỉ (thông thường chỉ nên từ 15-30 ngày) và quyền lợi của người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc. Quyết định tạm đình chỉ công việc cần được giao trực tiếp cho NLĐ.

4. Trước khi ban hành quyết định tạm đình chỉ công việc, NSDLĐ phải "tham khảo ý kiến" của Ban chấp hành công đoàn cơ sở (và/hoặc Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ là thành viên), thể hiện bằng văn bản - “Biên bản làm việc”.

Ví dụ: Anh A vi phạm Nội quy công ty về việc làm lộ hồ sơ khách hàng công ty. Trong quá trình điều tra vụ việc, để tránh việc anh A tiếp tục vi phạm hoặc xóa các chứng cứ vi phạm của mình, công ty ra quyết định tạm đình chỉ công việc của anh A, nhưng đồng thời vẫn yêu cầu anh A phải thường xuyên có mặt tại công ty để giải trình những vấn đề liên quan kịp thời.

5. Theo quy định tại Điều 131 BLLĐ 2019, NLĐ bị tạm đình chỉ công việc có quyền khiếu nại với NSDLĐ, với cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp (theo trình tự do pháp luật quy định) nếu thấy việc tạm đình chỉ công việc đối với mình là "không thỏa đáng".

.....

* Quy định tại BLLĐ 2019:

Điều 128. Tạm đình chỉ công việc

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại sốtiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

-------------

Bài liên quan:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét