NLĐ có quyền nghỉ việc nhưng phải có lý do hợp lý và thông báo trước theo đúng quy định (ảnh minh hoạ)
Tôi biết mình đơn phương chấm dứt HĐLĐ vi phạm thời gian báo trước 30 ngày. Tôi đã yêu cầu Công ty trả tiền lương + tiền bệnh nhưng đến nay Công ty đã không trả. Công ty đã chuyển lương tháng 3 cho tôi là 5 triệu vào trong tài khoản nhưng sau đó đã yêu cầu ngân hàng giữ lại (công ty trả lương vào ngày 01 hàng tháng) vì tôi vi phạm. Tháng sau BHXH trả tiền bệnh cho tôi thì công ty cũng giữ lại luôn. Vậy trong trường hợp tôi có được lãnh lương + tiền BHXH và khởi kiện Công ty như thế nào để hợp pháp? (Tôi gửi kèm quyết định thôi việc của Công ty đối với tôi). Xin hỏi thời gian không được làm việc ở công ty được xác định như thế nào khi bồi thường hợp đồng trong trường hợp của tôi (dự kiến khởi kiện vào tháng 01/2017). Xin cảm ơn. (Le Van H.)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Chúng tôi đã xem qua Quyết định sa thải do anh gửi tới, và có một số ý trao đổi như sau:
1. Việc anh nộp đơn xin nghỉ việc là hành vi “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn”. Đây là quyền của Người lao động. Tuy nhiên, anh có nghĩa vụ báo trước ít nhất 30 ngày và trong thời gian 30 ngày đó, về nguyên tắc anh vẫn là người lao động tại công ty, có nghĩa vụ phải tiếp tục làm việc, chấp hành các qui định của công ty …Do vậy, việc anh nghỉ ngay ngày hôm sau có thể xem là hành vi tự ý nghỉ việc không phép (và theo chúng tôi có thể gây thiệt hại ở mức độ nghiêm trọng cho công ty. Anh hãy thử hình dung việc nghỉ “ngang” như vậy lỡ gây ra hậu quả gì anh có đền nổi không? Và xin nói thẳng là theo tôi - là ý thức trách nhiệm của anh đối với công ty rất kém). Do vậy, việc công ty áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với anh là có cơ sở (áp dụng trường hợp “tự ý nghỉ việc quá 5 ngày trong một tháng” – qui định tại Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012).
2. Tuy nhiên, nếu căn cứ theo nội dung ghi trong Quyết định sa thải của công ty thì chúng tôi thấy có phần “may mắn” cho anh là công ty đã sa thải anh mà chưa thực hiện đúng thủ tục về xử lý kỷ luật lao động. Cụ thể là công ty không tiến hành phiên họp xử lý kỷ luật lao động mà đơn phương ra quyết định sa thải ngay, chỉ căn cứ vào “Phiếu thông báo nghỉ việc không lý do” là chưa đúng thủ tục. Do vậy, nếu có kiện tụng, tranh chấp thì Quyết định sa thải này sẽ bị tuyên là vô hiệu (không có giá trị pháp lý). Trong trường hợp này, về nguyên tắc nhiều khả năng công ty sẽ phải nhận anh vào làm việc trở lại – áp theo trường hợp gọi là “sa thải trái qui định của pháp luật”.
3. Tuy vậy, dù công ty sa thải anh trái pháp luật, nhưng việc anh muốn nghỉ việc là sự thật và thể hiện ý chí của anh. Vì chính anh đã có đơn xin nghỉ việc. Do vậy, về nguyên tắc thì công ty cũng có quyền không nhận anh vào làm và chính anh có lẽ cũng không muốn vào làm trở lại – vì đã xin nghỉ việc rồi.
4. Tóm lại là qua sự việc trên, theo tôi cả hai phía (anh và công ty) đều sai. Nhưng người sai đầu tiên là anh. Đây cũng là bài học kinh nghiệm chung cho mọi người, mọi công ty. Và qua đây, tôi cũng đề nghị anh nên chuyển thư trả lời này tới Ban giám đốc công ty, để hai bên “ngồi lại”, cùng giải quyết các vấn đề còn tồn đọng theo hướng công ty giải quyết chế độ cho anh và hai bên sẽ cùng “thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn”, chứ không phải là sa thải. Cụ thể, anh nên đề nghị công ty rút lại quyết định sa thải, giải quyết chế độ cho anh - theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, anh cũng nên có lời xin lỗi về hành vi nghỉ “ngang” rất đáng chê trách của mình.
5. Riêng việc anh dự định kiện công ty, đó là quyền của anh. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng không cần thiết. Vì như đã nói, anh cũng có lỗi, đã xin nghỉ việc. Vả lại, dính vào chuyện tranh chấp, kiện tụng sẽ rất phiền toái, nhiêu khê (cho cả hai bên). Trong khi cái mà anh được, cho dù thắng kiện, cũng không lớn và thực sự sòng phẳng. Chúng tôi chúc và tin rằng anh sẽ giải quyết xong vụ việc của mình một cách êm đẹp, vui vẻ. Thân mến.
Tôi biết mình đơn phương chấm dứt HĐLĐ vi phạm thời gian báo trước 30 ngày. Tôi đã yêu cầu Công ty trả tiền lương + tiền bệnh nhưng đến nay Công ty đã không trả. Công ty đã chuyển lương tháng 3 cho tôi là 5 triệu vào trong tài khoản nhưng sau đó đã yêu cầu ngân hàng giữ lại (công ty trả lương vào ngày 01 hàng tháng) vì tôi vi phạm. Tháng sau BHXH trả tiền bệnh cho tôi thì công ty cũng giữ lại luôn. Vậy trong trường hợp tôi có được lãnh lương + tiền BHXH và khởi kiện Công ty như thế nào để hợp pháp? (Tôi gửi kèm quyết định thôi việc của Công ty đối với tôi). Xin hỏi thời gian không được làm việc ở công ty được xác định như thế nào khi bồi thường hợp đồng trong trường hợp của tôi (dự kiến khởi kiện vào tháng 01/2017). Xin cảm ơn. (Le Van H.)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Chúng tôi đã xem qua Quyết định sa thải do anh gửi tới, và có một số ý trao đổi như sau:
1. Việc anh nộp đơn xin nghỉ việc là hành vi “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn”. Đây là quyền của Người lao động. Tuy nhiên, anh có nghĩa vụ báo trước ít nhất 30 ngày và trong thời gian 30 ngày đó, về nguyên tắc anh vẫn là người lao động tại công ty, có nghĩa vụ phải tiếp tục làm việc, chấp hành các qui định của công ty …Do vậy, việc anh nghỉ ngay ngày hôm sau có thể xem là hành vi tự ý nghỉ việc không phép (và theo chúng tôi có thể gây thiệt hại ở mức độ nghiêm trọng cho công ty. Anh hãy thử hình dung việc nghỉ “ngang” như vậy lỡ gây ra hậu quả gì anh có đền nổi không? Và xin nói thẳng là theo tôi - là ý thức trách nhiệm của anh đối với công ty rất kém). Do vậy, việc công ty áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với anh là có cơ sở (áp dụng trường hợp “tự ý nghỉ việc quá 5 ngày trong một tháng” – qui định tại Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012).
2. Tuy nhiên, nếu căn cứ theo nội dung ghi trong Quyết định sa thải của công ty thì chúng tôi thấy có phần “may mắn” cho anh là công ty đã sa thải anh mà chưa thực hiện đúng thủ tục về xử lý kỷ luật lao động. Cụ thể là công ty không tiến hành phiên họp xử lý kỷ luật lao động mà đơn phương ra quyết định sa thải ngay, chỉ căn cứ vào “Phiếu thông báo nghỉ việc không lý do” là chưa đúng thủ tục. Do vậy, nếu có kiện tụng, tranh chấp thì Quyết định sa thải này sẽ bị tuyên là vô hiệu (không có giá trị pháp lý). Trong trường hợp này, về nguyên tắc nhiều khả năng công ty sẽ phải nhận anh vào làm việc trở lại – áp theo trường hợp gọi là “sa thải trái qui định của pháp luật”.
3. Tuy vậy, dù công ty sa thải anh trái pháp luật, nhưng việc anh muốn nghỉ việc là sự thật và thể hiện ý chí của anh. Vì chính anh đã có đơn xin nghỉ việc. Do vậy, về nguyên tắc thì công ty cũng có quyền không nhận anh vào làm và chính anh có lẽ cũng không muốn vào làm trở lại – vì đã xin nghỉ việc rồi.
4. Tóm lại là qua sự việc trên, theo tôi cả hai phía (anh và công ty) đều sai. Nhưng người sai đầu tiên là anh. Đây cũng là bài học kinh nghiệm chung cho mọi người, mọi công ty. Và qua đây, tôi cũng đề nghị anh nên chuyển thư trả lời này tới Ban giám đốc công ty, để hai bên “ngồi lại”, cùng giải quyết các vấn đề còn tồn đọng theo hướng công ty giải quyết chế độ cho anh và hai bên sẽ cùng “thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn”, chứ không phải là sa thải. Cụ thể, anh nên đề nghị công ty rút lại quyết định sa thải, giải quyết chế độ cho anh - theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, anh cũng nên có lời xin lỗi về hành vi nghỉ “ngang” rất đáng chê trách của mình.
5. Riêng việc anh dự định kiện công ty, đó là quyền của anh. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng không cần thiết. Vì như đã nói, anh cũng có lỗi, đã xin nghỉ việc. Vả lại, dính vào chuyện tranh chấp, kiện tụng sẽ rất phiền toái, nhiêu khê (cho cả hai bên). Trong khi cái mà anh được, cho dù thắng kiện, cũng không lớn và thực sự sòng phẳng. Chúng tôi chúc và tin rằng anh sẽ giải quyết xong vụ việc của mình một cách êm đẹp, vui vẻ. Thân mến.
Quý vị hãy gửi câu hỏi đến
email ecolaw2@gmail.com - để được luật sư tư vấn (hoàn toàn miễn phí). Nội dung và
câu hỏi gửi đến càng chi tiết, đầy đủ, thì nội dung trả lời sẽ càng chính
xác, hiệu quả. Các câu hỏi - đáp (được
mã hoá tên, địa chỉ để bảo mật) sẽ được đăng trên blog này để mọi người cùng
tham khảo, phổ biến pháp luật.
|
Câu lạc bộ Giám đốc nhân sự blog - địa chỉ tin cậy của mọi người
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét