Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Chỉ 16,1% người lao động có tích lũy, thu nhập rất thấp

Đó là kết quả khảo sát về tiền lương, đời sống của người lao động (NLĐ) do Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện trong các tháng đầu năm 2017. Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, tình trạng tranh chấp lao động, ngừng việc qua hơn 5 tháng đầu năm 2017 có nguyên nhân liên quan đến tiền lương, thu nhập và điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) chiếm 54,1%, tương ứng với 72/133 cuộc ngừng việc.

Thu nhập của NLĐ rất thấp, cuộc sống rất khó khăn (ảnh minh hoạ)




Dệt may là ngành xảy ra nhiều vụ ngừng việc nhiều nhất với 69 cuộc (chiếm gần 51,8%), kế đến là giày da có 30 cuộc (chiếm gần 22,5%). Đánh giá mức độ hài lòng với tiền lương và thu nhập, chỉ có 22,7% người lao động (NLĐ) cảm thấy hài lòng; 52,4% tạm hài lòng; 24,9% không hài lòng. Đặc biệt, có tới 54 % NLĐ cho rằng tiền lương, tiền công của họ không tương xứng với sức lao động của họ đã bỏ ra.

Cũng theo kết quả khảo sát, có 51,3% NLĐ có thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống; 20,6% cho biết phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ; 12,0% cho biết thu nhập không thể đủ sống và chỉ có 16,1% NLĐ là có thể có tích lũy từ thu nhập.


Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, kết quả khảo sát cũng cho thấy, hầu hết các khoản thu nhập NLĐ phải trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Nếu không có các khoản làm thêm giờ, hỗ trợ từ phía doanh nghiệp thì tiền lương của NLĐ rất thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn và không thể có tích lũy. Cụ thể, có tới 816 hộ gia đình 2 vợ chồng là công nhân, có 2 người ăn theo, trung bình một tháng chi tiêu hết 9.038.000 đồng (tức là mỗi NLĐ nuôi một người thì mức chi tiêu hết 4.519.000 đồng, trong lúc đó thu nhập trung bình của NLĐ nhóm này là 4.716.500 đồng/tháng).

Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, kết quả khảo sát trên cho thấy của NLĐ năm 2017 vẫn còn nhiều khó khăn, cần phải được cải thiện. Trên cơ sở đó, mức LTT vùng năm 2018 được Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất tăng từ 370.000 - 450.000 đồng, tương ứng với 13,3% so với mức LTT năm 2017". Nếu đề xuất này được chấp thuận sẽ tạo được động lực làm việc cho NLĐ.

Nguồn: Đ.Viên/ báo Người Lao Động ngày 25/7/2017

.........

Tin tức

Năm 2017
  1. Từ 01/01/2018: có thể bị phạt tù đến 03 năm nếu sa thải người lao động trái pháp luật
  2. Vì sao hơn 2,5 triệu lao động xin lĩnh BHXH một lần? (7/2017)
  3. 'Robot cướp việc' con người đã đến Việt Nam: 90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot! (7/2017)
  4. Bán công ty để... thoát nợ BHXH (7/2017)
  5. Tình trạng sa thải NLĐ trên 40 tuổi: Sửa luật để doanh nghiệp không thể lách luật (7/2017)
  6. Dân số Việt Nam đang già với tốc độ nhanh gấp 4 lần nước giàu (7/2017)
  7. Người lao động ồ ạt lĩnh BHXH 1 lần (7/2017)
  8. Lương tối thiểu của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực (7/2017)
  9. TP.HCM: Trả hồ sơ tuất trực tiếp cho thân nhân qua bưu điện (7/2017)
  10. TP. Hồ Chí Minh kiến nghị điều chỉnh chính sách BHXH (7/2017)
  11. Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Tổng LĐLĐVN đề xuất 13,3%, VCCI chỉ muốn dưới 5% (6/2017)
  12. Nhiều lao động rời xa quỹ hưu trí, chọn hưởng BHXH một lần (6/2017)
  13. Phát hiện nhiều trường hợp trục lợi Bảo hiểm y tế (6/2017)
  14. Xuất khẩu lao động: Tranh giành hợp đồng, người lao động lãnh đủ (6/2017)
  15. Người lao động cũng muốn "trốn" tham gia BHXH (6/2017)
  16. Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN (5/2017)
  17. Trục lợi 'chùm khế ngọt' bảo hiểm y tế hàng trăm tỉ (5/2017)
  18. BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài: yếu cơ sở, thiếu ngoại trừ (5/2017)
  19. Giảm mức đóng BHXH bắt buộc cho doanh nghiệp (5/2017)
  20. Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động (4/2017)
  21. Nhức nhối nợ bảo hiểm xã hội (4/2017)
  22. Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Phải có tiêu chí cho người “ở lại” (4/2017)
  23. Doanh nghiệp gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự (từ 1/1/2018)
  24. Doanh nghiệp nợ BHXH: Quá khó khi năng suất lao động thấp và tỷ lệ đóng cao (12/2016) 

Quốc tế
  1. Nhật Bản làm việc từ xa, còn Việt Nam chúng ta? (7/2017)
  2. Mỹ: Ngày càng nhiều người làm việc qua tuổi 70 (7/2017)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét