Các bên đều có trách nhiệm tôn trọng bản HĐLĐ mà mình đã ký (ảnh minh hoạ)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Vụ việc của bạn cần đối chiếu kỹ với quy định của pháp luật. Cụ thể là tại BLLĐ (2012).
Quy định tại BLLĐ (2012)
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Vụ việc của bạn cần đối chiếu kỹ với quy định của pháp luật. Cụ thể là tại BLLĐ (2012).
Điều 37 Bộ luật lao động (2012) qui định như sau:
“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
Bạn không gửi cho chúng tôi Đơn xin nghỉ việc của bạn, nhưng đối chiếu với các qui định trên và thông tin trong thư, tôi cho rằng lý do mà bạn xin nghỉ việc là không hợp lý - theo quy định ở trên, nên Ngân hàng từ chối là đúng. Vì bạn nói là nghỉ việc để “xin chỗ làm khác” và/hoặc “công việc không phù hợp” – không thuộc trường hợp nào theo Điều 37 nêu trên.
Thông thường, khi xin nghỉ việc Người lao động thường và nên lấy lý do tại điểm d Điều 37 (Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng). Mặc dù trên thực tế, cả hai bên biết “tỏng tòng tong” là không phải như vậy. Nhưng khi đó doanh nghiệp cũng đành “ngậm bò hòn” mà cho Người lao động nghỉ việc.
Còn vấn đề bạn nêu theo Điều 43 là “có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước và đền tiền nếu nghỉ trước 30 ngày sau khi nộp đơn” là có cơ sở. Và đây thuộc trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. (Tức là chính bạn đã thừa nhận mình chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật!).
Tuy nhiên cần lưu ý là ngoài việc đền tiền cho khoản thời gian báo trước vi phạm (nếu có), bạn còn có trách nhiệm bồi thường thêm nửa tháng tiền lương và có thể bao gồm cả khoản chi phí đào tạo (nếu trước đó hai bên có thoả thuận về vấn đề này) (xem điều luật bên dưới).
Vậy, “phương án giải quyết” tốt nhất là nên thế nào? Theo tôi, nếu thật sự Ngân hàng không đối xử tệ với bạn, thì bạn nên chấp nhận làm thêm vài tháng nữa, cho đến khi kết thúc hợp đồng rồi nghỉ là tốt nhất - bằng cách có Đơn báo trước là không muốn tái ký hợp đồng. Như vậy là vừa đúng luật, mà lại không thiệt hại, phiền toái cho bên nào.
Còn nếu đã thực sự “một lòng ra đi” thì bạn nên làm lại Đơn xin nghỉ việc, nêu lý do vì hoàn cảnh khó khăn của bản thân hay gia đình gì gì đó (nói thật là cũng “sượng” lắm) rồi nộp cho Phòng nhân sự. Đến nước này thì tôi nghĩ Phòng nhân sự sẽ cho bạn được nghỉ việc. Nhưng có lẽ giữa hai bên sẽ mất đi sự vui vẻ. Vậy bạn nên suy nghĩ và lựa chọn hướng giải quyết sao cho “đắc nhân tâm” nhất. Thân mến.
“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
Bạn không gửi cho chúng tôi Đơn xin nghỉ việc của bạn, nhưng đối chiếu với các qui định trên và thông tin trong thư, tôi cho rằng lý do mà bạn xin nghỉ việc là không hợp lý - theo quy định ở trên, nên Ngân hàng từ chối là đúng. Vì bạn nói là nghỉ việc để “xin chỗ làm khác” và/hoặc “công việc không phù hợp” – không thuộc trường hợp nào theo Điều 37 nêu trên.
Thông thường, khi xin nghỉ việc Người lao động thường và nên lấy lý do tại điểm d Điều 37 (Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng). Mặc dù trên thực tế, cả hai bên biết “tỏng tòng tong” là không phải như vậy. Nhưng khi đó doanh nghiệp cũng đành “ngậm bò hòn” mà cho Người lao động nghỉ việc.
Còn vấn đề bạn nêu theo Điều 43 là “có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo trước và đền tiền nếu nghỉ trước 30 ngày sau khi nộp đơn” là có cơ sở. Và đây thuộc trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. (Tức là chính bạn đã thừa nhận mình chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật!).
Tuy nhiên cần lưu ý là ngoài việc đền tiền cho khoản thời gian báo trước vi phạm (nếu có), bạn còn có trách nhiệm bồi thường thêm nửa tháng tiền lương và có thể bao gồm cả khoản chi phí đào tạo (nếu trước đó hai bên có thoả thuận về vấn đề này) (xem điều luật bên dưới).
Vậy, “phương án giải quyết” tốt nhất là nên thế nào? Theo tôi, nếu thật sự Ngân hàng không đối xử tệ với bạn, thì bạn nên chấp nhận làm thêm vài tháng nữa, cho đến khi kết thúc hợp đồng rồi nghỉ là tốt nhất - bằng cách có Đơn báo trước là không muốn tái ký hợp đồng. Như vậy là vừa đúng luật, mà lại không thiệt hại, phiền toái cho bên nào.
Còn nếu đã thực sự “một lòng ra đi” thì bạn nên làm lại Đơn xin nghỉ việc, nêu lý do vì hoàn cảnh khó khăn của bản thân hay gia đình gì gì đó (nói thật là cũng “sượng” lắm) rồi nộp cho Phòng nhân sự. Đến nước này thì tôi nghĩ Phòng nhân sự sẽ cho bạn được nghỉ việc. Nhưng có lẽ giữa hai bên sẽ mất đi sự vui vẻ. Vậy bạn nên suy nghĩ và lựa chọn hướng giải quyết sao cho “đắc nhân tâm” nhất. Thân mến.
..........
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Quý vị hãy gửi câu hỏi đến
email ecolaw2@gmail.com - để được luật sư tư vấn (hoàn toàn miễn phí). Nội dung và
câu hỏi gửi đến càng chi tiết, đầy đủ, thì nội dung trả lời sẽ càng chính
xác, hiệu quả. Các câu hỏi - đáp (được
mã hoá tên, địa chỉ để bảo mật) sẽ được đăng trên blog này để mọi người cùng
tham khảo, phổ biến pháp luật.
|
Câu lạc bộ Giám đốc nhân sự blog - địa chỉ tin cậy của mọi người
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét