Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là gì? Tại Điều 143 BLLĐ (2012) và Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động (2015) giải thích như sau: "Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động".

NLĐ làm việc trong môi trường độc hại (tiếng ồn, khói bụi, hoá chất ...) thường dễ mắc bệnh nghề nghiệp (ảnh minh hoạ)










Cụ thể hơn, nguyên văn Điều 143 BLLĐ (2012) như sau:

Điều 143. Bệnh nghề nghiệp

1. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

2. Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt. 

Qua đó, lưu ý:

-  Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh từ điều kiện lao động có hại mà hàng ngày NLĐ làm việc trong môi trường, điều kiện đó. Chứ không phải là những căn bệnh phát sinh từ bên ngoài (chẳng hạn ở nhà của NLĐ).

- Không phải khi NLĐ có bệnh, thì được xác định ngay là bệnh nghề nghiệp, mà phải đối chiếu theo quy định tại Danh mục các loại bệnh nghiệp do Bộ Y tế phối hợp với Bộ LĐTBXH ban hành.

- Hàng năm, định kỳ, doanh nghiệp cần cho NLĐ khám sức khoẻ, để sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp và có biện pháp điều trị, ngăn chặn ...vv.

................






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét