Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam

Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu

Theo Luật Công đoàn (2012): Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện; đại diện cho người lao động, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. 

Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam gồm 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện và cơ sở (ảnh minh hoạ)





Công đoàn hoạt động theo quy định tại Luật Công đoànĐiều lệ Công đoàn Việt Nam.

Theo Điều lệ Công đoàn (2013), Công đoàn Việt Nam còn có tên gọi khác là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Người lao động Việt Nam làm việc trong Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp ... vv, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn.

Về tổ chức, Công đoàn Việt Nam có Hệ thống tổ chức như sau (quy định tại Điều 9 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (2013):

.........


HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức thống nhất có các cấp cơ bản sau đây:

1. Cấp Trung ương: 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

2. Cấp tỉnh, thành phố:   

Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương).

Ví dụ: Tổ chức Công đoàn tại TP. Hồ Chí Minh có tên là "Liên đoàn lao động TP.HCM".

3. Cấp huyện, quận, thị xã: 

Gọi chung là "Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở" (của các Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp).

Gồm:

- Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 

- Công đoàn ngành địa phương; 

- Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; 

- Công đoàn Tổng Công ty và một số Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác.

Ví dụ: Liên đoàn lao động quận 10 TP. Hồ Chí Minh, là "Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở" của Công đoàn cơ sở Công ty X có trụ sở tại quận 10, TP. HCM. 

4. Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn:

Là tổ chức Công đoàn được thành lập tại doanh nghiệp, cơ quan. Gọi chung là Công đoàn cơ sở.

............

Công đoàn
  1. Công đoàn là gì?
  2. Liên đoàn lao động huyện, quận: "Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở" của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp
  3. Trách nhiệm bảo đảm hoạt động của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp của NSDLĐ
  4. Nhiệm kỳ, Ban chấp hành Công đoàn & Đại hội Công đoàn cơ sở
  5. Đoàn viên Công đoàn, điều kiện và thủ tục kết nạp, công nhận Đoàn viên Công đoàn
  6. Cán bộ Công đoàn, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ Công đoàn
  7. Tiêu chuẩn, điều kiện được tham gia Ban chấp hành Công đoàn cơ sở 
  8. Quy định về đóng đoàn phí Công đoàn
  9. Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn
  10. Quy định về sử dụng và quản lý Thẻ đoàn viên Công đoàn
  11. Đối thoại tại nơi làm việc
  12. Quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở & Công đoàn cấp trên trực tiếp
  13. Quy định về Thoả ước lao động tập thể
  14. Quy chế thực hiện dân chủ tại nơi làm việc (biểu mẫu)
  15. Quyền và trách nhiệm của Đoàn viên công đoàn (NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn)
  16. Công tác nữ công - nhiệm vụ của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét