Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

8 kỹ năng cần thiết để trở thành Giám đốc nhân sự

CLB GĐNS: Theo đánh giá của chúng tôi, 8 kỹ năng nêu trong bài viết này không hẳn là đúng tại VN, mà thậm chí chung chung theo kiểu "hoành tráng", nên chỉ có ý nghĩa tham khảo thôi. Để trở thành một Giám đốc nhân sự giỏi, điều tiên quyết là bạn cần nắm vững pháp luật về lao động, chèo lái quyền lợi giữa NSDLĐ & NLĐ một cách khách quan, công bằng và an toàn (tức là không để xảy ra tranh chấp, kiện tụng). Bạn cần đặt mình vào vị trí NLĐ khi muốn "xử" NLĐ; ngược lại, cần biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ khi NLĐ có những hành vi trái pháp luật. Để làm tốt, đòi hỏi bạn phải là một người thực sự dũng cảm, có lương tâm!

Đối với các công ty tư nhân, Giám đốc nhân sự sẽ kiêm thêm vai trò & trách nhiệm cho mảng hành chính. Nhưng có một điều cần xác định rõ là vai trò của CHRO khác hẳn với vai trò của một quản lý nhân sự đứng đầu một bộ phận trong công ty. Chính vì vậy, 8 kỹ năng cần thiết sau đây luôn được xem xét nghiêm túc để một người quản lý nhân sự trở thành Giám đốc nhân sự thực thụ:

Giám đốc nhân sự chính là NLĐ, chứ không phải là "ông chủ" của doanh nghiệp (ảnh minh hoạ)


1. Trí tuệ cảm xúc:


Trước hết, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Bạn cũng phải là một người biết lắng nghe, đáng tin cậy và tín thực trong các mối quan hệ với đồng nghiệp & đối tác.

2. Nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng:


Bạn có duy trì, phát triển được đội ngũ của mình? Các đồng nghiệp khác có muốn làm việc với bạn và sẵn lòng hỗ trợ bạn không? Các thành viên khác trong Ban Điều hành Giám đốc có tìm kiếm lời khuyên từ bạn, cũng như bạn có sẵn lòng làm cố vấn cho họ hay không?

3. Người tạo ra thay đổi:

Người đứng đầu HR thường giữ vai trò then chốt trong việc tạo ra những thay đổi cho các Phòng/ Ban/ Bộ phận cũng như cho cả Tổ chức/ Công ty. Do đó, Giám đốc Nhân sự cần phải giao tiếp với người khác về lý do thay đổi và giúp đỡ những người khác để hiểu được bản chất & nguyên lý của sự thay đổi. Nếu gặp phải sự phản đối, CHRO cần tìm cách thuyết phục người khác vì sao sự thay đổi lại quan trọng cho tổ chức.

4. Kinh nghiệm làm việc trong Ban Giám đốc Điều hành:
Nhiều khả năng, người đứng đầu bộ phận Nhân sự sẽ được tham gia vào Ban Quản trị & Điều hành công ty. Lúc này, vai trò quan trọng của Giám đốc Nhân sự là kết nối với các thành viên Hội đồng quản trị. Tham mưu được cho Ban giám đốc Điều hành trong việc thiết lập các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

5. Chuyên gia C&B:

Mặc dù CHRO không nhất thiết phải làm công việc về phúc lợi & lương bổng nhưng bạn phải có sự hiểu biết vững chắc về vấn đến này bởi: Tiền lương là yếu tố quyết định gắn trực tiếp người lao động với công ty. Các chính sách về lương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc, chất lượng công việc, sự ổn định nhân sự và giữ chân nhân tài của doanh nghiệp.

Chuyên gia C&B còn phải là người cập nhật sớm nhất những thay đổi về tiền lương, lao động để kịp thời hỗ trợ, tham mưu cho Ban Giám đốc những chính sách nhân sự phù hợp và đem lại sự thỏa mãn về lợi ích cao nhất, công bằng nhất cho cả người lao động và doanh nghiệp.

6. Chiến lược:

Điều quan trọng là CHRO phải có cái nhìn rộng hơn về xu hướng của nguồn nhân lực. Bạn có khả năng hoạch định và phát triển nguồn lực để đảm bảo phù hợp với chiến lược của tổ chức trong tương lai hay không?

7. Sự nhạy bén về tài chính:

Nhân sự sở hữu 1 tài sản đặc biệt và có chi phí biến đổi rất lớn; đó là: lực lượng lao động. Một CHRO có sự nhạy bén về tài chính là khi có thể hiểu & biết được những lỗ hổng hoặc những thủ tục pháp lý về tài sản đặc biệt này.

8. Tập trung kinh doanh:

CHRO không chỉ xoay quanh vấn đề nhân sự. Hãy suy nghĩ về kinh doanh. Hiểu được doanh nghiệp, xu hướng vận hành của doanh nghiệp. Khi đó, bạn có thể sử dụng tất cả các công cụ, nguồn lực nhân sự và đòn bẩy cần thiết để đảm bảo nguồn nhân lực bạn đang có đạt được hiệu quả cao nhất. Hãy tò mò về cách kinh doanh, hỏi những câu hỏi sâu sắc và hiểu những gì mà nguồn nhân lực có thể đáp ứng cho việc kinh doanh phát triển.

--------

Cách tốt nhất để chuyển sang vai trò Giám đốc Nhân sự là đảm bảo bạn đang thực hiện ở mức cao nhất trong vai trò hiện tại của bạn. Song song đó hãy tạo cơ hội được “mở rộng” khả năng của mình bằng cách tham gia những khóa học về nhân sự để hiểu rõ những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực hoặc tham gia các hoạt động mở rộng mối liên hệ của bạn bằng những cuộc trao đổi nói chuyện thẳng thắn mang tính sáng tạo, tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa cho hoạt động của doanh nghiệp. Rõ ràng, khi đó bạn đang trên hành trình trở thành một CHRO.

Nguồn: http://www.hreonline.com

........


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét