Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Kỹ sư Apple bị sa thải vì con gái khoe iPhone X trước giờ G

CLBGĐNS: Trường hợp này, theo luật Việt Nam, cũng bị sa thải, vì lý do "tiết lộ bí mật kinh doanh" quy định tại Khoản 1 Đều 126 Bộ luật lao động (2012).

Tháng 10/2017, ngay trước thời điểm ra mắt siêu phẩm iPhone X (giờ G), hãng Apple đã sa thải một kỹ sư, sau khi cô con gái của người này đăng tải một đoạn video khoe chiếc iPhone X trên YouTube.

<< Chỉ vì thích khoe chiếc iPhone này mà con gái làm ba mình bị sa thải. Bài học kinh nghiệm đắt giá cho cả cha và con (ảnh minh hoạ)

Theo PhoneArena, tên đầy đủ của kỹ sư vừa bị Apple sa thải không được tiết lộ, nhưng video cho thấy con gái của ông mang tên Brooke Peterson, và đã cầm iPhone X khoe sản phẩm đồng thời vô tình tiết lộ một số tính năng mới mà "nhà táo" chưa công bố.

Apple đã yêu cầu Brooke hạ video, và trong khi cô gái đã tuân thủ ngay lập tức nhưng nó đã lan truyền trên internet.

Báo cáo cho thấy đây không chỉ là một chiếc iPhone bị rò rỉ mà đó thực sự là chiếc iPhone X thuộc về một nhân viên Apple, và video này tiết lộ mã QR đặc biệt trên điện thoại có thể tiết lộ những thông tin nhạy cảm. Một ứng dụng ghi chú cho thấy các mã có thể chứa các dự án trong tương lai của Apple.

Ngay sau khi video được đăng tải, báo cáo cho thấy Apple đã không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sa thải cha của cô do đã để con gái ông ta truy cập được thiết bị.

Chứng kiến cha của mình bị sa thải, Brooke đã đăng một video tiếp theo với một vài lời giải thích cho hành động của mình. Cô giải thích rằng cảnh cô quay ở video là trong phòng ăn của Apple và tuyên bố rằng việc đăng tải video vì cô thích tạo video trên YouTube. Mặc dù cô nói rằng không biết hành động của mình đã vi phạm chính sách của Apple nhưng cô xác nhận cha của mình đã phải chịu trách nhiệm về sự việc đã xảy ra.

............

* Quy định tại Bộ luật lao động (2012):

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:


1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc,
tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

......

Bài liên quan:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét