Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Đối thoại tại nơi làm việc & Hội nghị người lao động

Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu 

Lưu ý: BLLĐ 2019 (có hiệu lực từ 1/1/2021) có một số thay đổi so với BLLĐ 2012. Do vậy, nội dung bài viết dưới đây đã không còn phù hợp. Chúng tôi sẽ cập nhật. Vui lòng tham khảo thông tin liên quan trong BLLĐ 2019.

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012, trong quá trình sử dụng lao động, NSDLĐ có trách nhiệm tổ chức đối thoại với NLĐ tại nơi làm việc. Mục đích đối thoại là nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc. Về hình thức, có thể đối thoại trực tiếp giữa NSDLĐ và NLĐ theo từng trường hợp; nhưng đồng thời mỗi năm còn phải tổ chức đối thoại ít nhất một lần với toàn thể NLĐ - gọi là "Hội nghị người lao động".

<< Một NLĐ đang phát biểu tại một cuộc đối thoại tại nơi làm việc (ảnh minh họa, nguồn: internet)



* Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật lao động 2012 (các Điều 63, 64, 65).

- Nghị định 149/2018/NĐ-CP. 

I. Đối thoại tại nơi làm việc 

1. Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc

Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.

Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ hoặc khi một bên có yêu cầu.

2. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc

Bao gồm các vấn đề sau đây:

1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

2. Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.

3. Điều kiện làm việc.

4. Yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đối với người sử dụng lao động.

5. Yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động.

6. Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

3. Tiến hành đối thoại tại nơi làm việc

1. Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.

2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí địa điểm và các điều kiện vật chất khác bảo đảm cho việc đối thoại tại nơi làm việc.

3. Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Thời điểm tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời điểm tổ chức hội nghị người lao động thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.

II. Hội nghị người lao động

Hội nghị người lao động là một hình thức của đối thoại tại nơi làm việc, do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức thực hiện. 

Hội nghị người lao động được tổ chức ít nhất một năm một lần.

Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.

Giải thích thêm:

- "Hội nghị toàn thể" có nghĩa là TẤT CẢ NLĐ đều tham gia.

- Nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều, rất nhiều lao động (số NLĐ lên tới vài trăm người, hàng ngàn người) thì có thể tổ chức Hội nghị người lao động bằng hình thức hội nghị đại biểu. Tức là cứ mỗi nhóm NLĐ (chẳng hạn là 5 người), thì sẽ tự bầu chọn ra 1 người đại biểu cho cả nhóm, tham dự Hội nghị NLĐ. Và sau đó có trách nhiệm báo cáo lại nội dung hội nghị cho cả nhóm.

* Nội dung hội nghị người lao động:

Thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật lao động. Cụ thể gồm những vấn đề sau đây:

1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

2. Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.

3. Điều kiện làm việc.

4. Yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đối với người sử dụng lao động.

5. Yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động.

6. Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.

Lưu ý: 

- Hội nghị người lao động không phải là Hội nghị của đoàn viên công đoàn. Mà được hiểu đây là hội nghị của TẤT CẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG (gồm cả những người chưa/không tham gia công đoàn).


......

* Quy định tại Bộ luật lao động 2012:



Mục 1. ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

Điều 63. Mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc

1. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.
2. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
3. Người sử dụng lao động, người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Chính phủ.

Điều 64. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc

1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
2. Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
3. Điều kiện làm việc.
4. Yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đối với người sử dụng lao động.
5. Yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động.
6. Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

Điều 65. Tiến hành đối thoại tại nơi làm việc

1. Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí địa điểm và các điều kiện vật chất khác bảo đảm cho việc đối thoại tại nơi làm việc.
....

* Quy định tại Nghị định 149/2018/NĐ-CP

Điều 8. Đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện định kỳ hoặc khi một bên có yêu cầu.
2. Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Thời điểm tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời điểm tổ chức hội nghị người lao động quy định tại Điều 9 Nghị định này thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.
Điều 9. Hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức thực hiện. Hội nghị người lao động được tổ chức ít nhất một năm một lần.
2. Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
3. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật lao động.
4. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.


.......


Bài liên quan:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét