Khi tố cáo một ai đó, thì phải có chứng cứ đầy đủ, vững chắc. Nếu không có thể bị tố ngược về hành vi vu khống (ảnh minh hoạ)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Trước hết, chị cần phải xác định hai việc : hành vi trộm cắp của chị (nếu có) và hành vi trốn thuế của công ty (nếu có) là hai hành vi hoàn toàn độc lập, không liên quan gì đến nhau.
Về nguyên tắc, nếu công ty có đủ cơ sở và bằng chứng để tin rằng chị đã có hành vi trộm cắp tài sản/tiền bạc của công ty, thì công ty có quyền “xử nhẹ” là yêu cầu chị bồi thường/hoàn trả, “xử nặng” là làm Đơn tố cáo hình sự gửi tới cơ quan công an. Trong trường hợp này, nếu số tiền thất thoát lớn (chẳng hạn từ vài chục triệu đồng trở lên) thì nhiều khả năng chị sẽ bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản (hay một tội danh nào khác – tùy theo tính chất của hành vi – chị có thể tham khảo trong Bộ luật hình sự).
Ngược lại, vì hành vi khai báo thuế gian dối hay trốn thuế cũng là hành vi vi phạm pháp luật, nên về nguyên tắc mọi công dân (gồm cả chị) có quyền làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan chức năng (công an kinh tế) để nơi đây xem xét, xử lý. Nếu chuyện công ty trốn thuế là có thật, thì cũng tùy theo tính chất và mức độ (trốn thuế nhiều hay ít) mà có thể có 2 hướng giải quyết như sau:
Một là (mức độ nhẹ) công ty sẽ bị phạt vi phạm hành chính, đồng thời bị truy thu thuế (tức là phải đóng thuế các khoản thuế lẽ ra phải đóng trước đây). Hai là (mức độ nghiêm trọng) công ty cũng có thể bị xem xét, khởi tố hình sự về tội trốn thuế. Nhưng cần đặc biệt lưu ý là: nếu tố cáo sai sự thật, thì có thể bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vu khống - theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Trên thực tế, câu hỏi tình huống như của chị chúng tôi đã gặp khá nhiều trong quá trình hành nghề. Nhiều người nghĩ rằng khi bị công ty “xử” thì cần “trả thù” lại bằng cách tố cáo lại công ty để xem thử “mèo nào cắn mỉu nào”. Cá nhân tôi nghĩ rằng đây chưa hẳn đã là hướng giải quyết hay. Vì nếu làm không hiệu quả, chắc chắn thì sẽ bị “truy ngược” về tội vu khống công ty. Hơn nữa trong bối cảnh một người đang bị tố về tội trộm cắp lại đi tố ngược bên mình mà đã trộm cắp về hành vi trốn thuế cũng không/khó tạo được “ấn tượng đẹp” đối với các cơ quan chức năng. Chưa kể lúc này mình đang lo “gỡ” về hành vi trộm cắp thì cũng khó phân bổ được sức lực, động lực để “tố” công ty.
Tuy nhiên, nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là tôi phản bác gì ý định của chị cũng hoặc có ý bao biện gì cho những hành vi sai trái của bất kỳ bên nào. Theo tôi nghĩ, ai sai tới đâu thì phải chịu trách nhiệm tới đó. Đó cũng là lẽ công bằng trong cuộc sống. Chúc chị mọi việc tốt đẹp. Thân mến.
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Trước hết, chị cần phải xác định hai việc : hành vi trộm cắp của chị (nếu có) và hành vi trốn thuế của công ty (nếu có) là hai hành vi hoàn toàn độc lập, không liên quan gì đến nhau.
Về nguyên tắc, nếu công ty có đủ cơ sở và bằng chứng để tin rằng chị đã có hành vi trộm cắp tài sản/tiền bạc của công ty, thì công ty có quyền “xử nhẹ” là yêu cầu chị bồi thường/hoàn trả, “xử nặng” là làm Đơn tố cáo hình sự gửi tới cơ quan công an. Trong trường hợp này, nếu số tiền thất thoát lớn (chẳng hạn từ vài chục triệu đồng trở lên) thì nhiều khả năng chị sẽ bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản (hay một tội danh nào khác – tùy theo tính chất của hành vi – chị có thể tham khảo trong Bộ luật hình sự).
Ngược lại, vì hành vi khai báo thuế gian dối hay trốn thuế cũng là hành vi vi phạm pháp luật, nên về nguyên tắc mọi công dân (gồm cả chị) có quyền làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan chức năng (công an kinh tế) để nơi đây xem xét, xử lý. Nếu chuyện công ty trốn thuế là có thật, thì cũng tùy theo tính chất và mức độ (trốn thuế nhiều hay ít) mà có thể có 2 hướng giải quyết như sau:
Một là (mức độ nhẹ) công ty sẽ bị phạt vi phạm hành chính, đồng thời bị truy thu thuế (tức là phải đóng thuế các khoản thuế lẽ ra phải đóng trước đây). Hai là (mức độ nghiêm trọng) công ty cũng có thể bị xem xét, khởi tố hình sự về tội trốn thuế. Nhưng cần đặc biệt lưu ý là: nếu tố cáo sai sự thật, thì có thể bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vu khống - theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Trên thực tế, câu hỏi tình huống như của chị chúng tôi đã gặp khá nhiều trong quá trình hành nghề. Nhiều người nghĩ rằng khi bị công ty “xử” thì cần “trả thù” lại bằng cách tố cáo lại công ty để xem thử “mèo nào cắn mỉu nào”. Cá nhân tôi nghĩ rằng đây chưa hẳn đã là hướng giải quyết hay. Vì nếu làm không hiệu quả, chắc chắn thì sẽ bị “truy ngược” về tội vu khống công ty. Hơn nữa trong bối cảnh một người đang bị tố về tội trộm cắp lại đi tố ngược bên mình mà đã trộm cắp về hành vi trốn thuế cũng không/khó tạo được “ấn tượng đẹp” đối với các cơ quan chức năng. Chưa kể lúc này mình đang lo “gỡ” về hành vi trộm cắp thì cũng khó phân bổ được sức lực, động lực để “tố” công ty.
Tuy nhiên, nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là tôi phản bác gì ý định của chị cũng hoặc có ý bao biện gì cho những hành vi sai trái của bất kỳ bên nào. Theo tôi nghĩ, ai sai tới đâu thì phải chịu trách nhiệm tới đó. Đó cũng là lẽ công bằng trong cuộc sống. Chúc chị mọi việc tốt đẹp. Thân mến.
Quý vị hãy gửi câu hỏi đến
email ecolaw2@gmail.com - để được luật sư tư vấn (hoàn toàn miễn phí). Nội dung và
câu hỏi gửi đến càng chi tiết, đầy đủ, thì nội dung trả lời sẽ càng chính
xác, hiệu quả. Các câu hỏi - đáp (được
mã hoá tên, địa chỉ để bảo mật) sẽ được đăng trên blog này để mọi người cùng
tham khảo, phổ biến pháp luật.
|
Câu lạc bộ Giám đốc nhân sự blog - địa chỉ tin cậy của mọi người
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét