NSDLĐ có quyền đưa ra yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo, nêu rõ trong văn bản thoả thuận giữa hai bên (ảnh minh hoạ)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Về nguyên tắc, “Chứng chỉ đào tạo” là do Trung tâm/Trường đào tạo cấp cho người học và ghi tên người học. Do vậy đây là tài sản của cá nhân người đó. Mà theo quy định tại Bộ luật dân sự, chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình.
Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Về nguyên tắc, “Chứng chỉ đào tạo” là do Trung tâm/Trường đào tạo cấp cho người học và ghi tên người học. Do vậy đây là tài sản của cá nhân người đó. Mà theo quy định tại Bộ luật dân sự, chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình.
Mặt khác, tại Điều 20 Bộ luật lao động 2012 quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động gồm không được giữ "bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động". Vì vậy, công ty bạn không có quyền “lấy lại” hoặc “thu giữ” chứng chỉ này, trong mọi trường hợp. Hay nói cách khác, dự định của công ty là trái luật.
Tuy nhiên, vì chi phí đào tạo là do công ty bỏ ra, nên đổi lại công ty có quyền và nên thoả thuận với NLĐ về một bản "Hợp đồng đào tạo nghề", theo hướng NLĐ phải có trách nhiệm hoàn trả lại chi phí đào tạo và bồi thường cho công ty (nếu có thiệt hại) trong trường hợp tự ý nghỉ việc một cách vô lý, trái pháp luật. Đây là vấn đề quy định tại Điều 62 BLLĐ (2012) và cũng là giải pháp tốt nhất mà công ty bạn có thể xem xét, áp dụng. Thân mến.
...........
Quy định tại Bộ luật lao động (2012):
Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động
Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.
Quý vị hãy gửi câu hỏi đến
email ecolaw2@gmail.com - để được luật sư tư vấn (hoàn toàn miễn phí). Nội dung và
câu hỏi gửi đến càng chi tiết, đầy đủ, thì nội dung trả lời sẽ càng chính
xác, hiệu quả. Các câu hỏi - đáp (được
mã hoá tên, địa chỉ để bảo mật) sẽ được đăng trên blog này để mọi người cùng
tham khảo, phổ biến pháp luật.
|
Câu lạc bộ Giám đốc nhân sự blog - địa chỉ tin cậy của mọi người
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét