Lý lịch đời tư của NLĐ thường không liên quan đến hành vi vi phạm kỷ luật (ảnh minh hoạ)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Qua thông tin của anh, thì người lao động có dấu hiệu trộm cắp hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty. Trước mắt công ty cần làm rõ sai phạm của người lao động, sau đó tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động và có hình thức kỷ luật phù hợp, đồng thời có quyền yêu cầu người sai phạm phải trả tiền lại cho công ty.
Còn về chuyện lý lịch và xác minh lý lịch, nguyên tắc chung là đương sự (ở đây là cô nhân viên) tự khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình. Trong một số trường hợp như liên quan đến các vấn đề như tội phạm, hay kết nạp đảng ...vv, thì công an hoặc tổ chức đảng/cơ quan Nhà nước có thể về địa phương xác minh lý lịch của đương sự. Nhưng nói chung là chỉ có cơ quan Nhà nước mới có quyền làm việc này thôi. Còn đối với các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức kinh tế ... thì chỉ có thể tự tìm hiểu, xác minh theo kiểu "không chính thức". Tức là không thể chính thức yêu cầu chính quyền địa phương xác nhận nội dung về lý lịch của đương sự.
Nếu sai phạm hay hành vi của người lao động có dấu hiệu nghiêm trọng, giá trị lớn và khó khăn trong việc xác minh, thì doanh nghiệp (với tư cách là người sử dụng lao động, nạn nhân) có thể làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan chức năng (như công an) để được hỗ trợ hoặc giải quyết theo quy định về khiếu nại tố cáo. Chứ công ty không có quyền tự thu thập rồi công bố thông tin cá nhân của người khác. Vì pháp luật cấm hành vi xâm phạm bí mật đời tư, thông tin cá nhân.
Ngoài ra, còn có một loại tài liệu gọi là "Lý lịch tư pháp". Khi đương sự hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là công an, Viện kiểm sát, tòa án ...) có nhu cầu, thì có quyền yêu cầu Sở Tư pháp cấp bản Lý lịch tư pháp - để xác định người đó có tiền án, tiền sự hay các vấn đề về tư pháp trong quá khứ hay không.
Nói chung là trong quan hệ lao động, khi người lao động có dấu hiệu sai phạm gì, thì công ty chỉ nên căn cứ vào hành vi sai phạm/chứng cứ sai phạm để xử lý, chứ không nên và không thể liên đới hay lấy thông tin về lý lịch, nhân thân để làm căn cứ xử lý kỷ luật lao động.
................
Ghi chú: Bài viết này đã được đăng trên website http://www.bsa.org.vn của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp (Hội hàng VN chất lượng cao) mà luật sư Trần Hồng Phong là một thành viên trong Chương trình trợ giúp pháp lý cho DN của TT.
Quý vị hãy gửi câu hỏi đến
email ecolaw2@gmail.com - để được luật sư tư vấn (hoàn toàn miễn phí). Nội dung và
câu hỏi gửi đến càng chi tiết, đầy đủ, thì nội dung trả lời sẽ càng chính
xác, hiệu quả. Các câu hỏi - đáp (được
mã hoá tên, địa chỉ để bảo mật) sẽ được đăng trên blog này để mọi người cùng
tham khảo, phổ biến pháp luật.
|
Câu lạc bộ Giám đốc nhân sự blog - địa chỉ tin cậy của mọi người
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét