Mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, kể cả trong lĩnh vực lao động (ảnh minh hoạ)
Vì không chịu được áp lực do công ty làm sai quá nhiều nên em đã xin nghỉ việc đến nay đã gần 04 tháng rồi. Khi nghỉ việc đã bàn giao lại toàn bộ hồ sơ rõ ràng. Nay Công ty cũ của em bị cơ quan thanh tra thuộc Sở lao động thương binh xã hội thanh tra, và công ty cũ của em đã gửi công văn đến chỗ làm mới của em để yêu cầu em về giải quyết các yêu cầu của Đoàn thanh tra. Luật sư cho em hỏi là em có cần phải về công ty cũ để giải quyết các yêu cầu của đoàn thanh tra hay không? Trong trường hợp phát hiện ra sai phạm của công ty em, em có phải chịu trách nhiệm gì không khi mà em chỉ làm theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc? Em xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều. (Phuong Ng.)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Hiện nay, quan hệ lao động giữa bạn và công ty cũ đã chấm dứt. Do vậy, về nguyên tắc công ty cũ không còn quyền gọi bạn về “làm việc” (giải quyết công việc cũ) theo kiểu quan hệ hành chính lao động chỉ đạo – chấp hành nữa.
Tuy nhiên, về nguyên tắc thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về những công việc mà mình đã làm trước đây. Vì bạn là “người lao động” có đủ năng năng hành vi nên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Những trách nhiệm này không thể "chuyển giao" sang người khác được. Điều này có thể hiểu như thế này: giả sử trước đây bạn đã làm sai điều gì đó, nay mới bị Thanh tra phát hiện. Khi đó, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về những sai phạm mới bị phát hiện này.
Do vậy, tôi cho rằng về nguyên tắc, bạn cần hợp tác, sắp xếp thời gian để về công ty cũ giải quyết các vấn đề liên quan còn tồn đọng, nếu có. Chẳng hạn như: đối chiếu lại sổ sách, làm rõ các tình tiết sự việc để xác định điều gì do bạn chủ động làm, điều gì do bạn bị trưởng phòng, giám đốc chỉ đạo, ép buộc …vv.
Vì không chịu được áp lực do công ty làm sai quá nhiều nên em đã xin nghỉ việc đến nay đã gần 04 tháng rồi. Khi nghỉ việc đã bàn giao lại toàn bộ hồ sơ rõ ràng. Nay Công ty cũ của em bị cơ quan thanh tra thuộc Sở lao động thương binh xã hội thanh tra, và công ty cũ của em đã gửi công văn đến chỗ làm mới của em để yêu cầu em về giải quyết các yêu cầu của Đoàn thanh tra. Luật sư cho em hỏi là em có cần phải về công ty cũ để giải quyết các yêu cầu của đoàn thanh tra hay không? Trong trường hợp phát hiện ra sai phạm của công ty em, em có phải chịu trách nhiệm gì không khi mà em chỉ làm theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc? Em xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều. (Phuong Ng.)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Hiện nay, quan hệ lao động giữa bạn và công ty cũ đã chấm dứt. Do vậy, về nguyên tắc công ty cũ không còn quyền gọi bạn về “làm việc” (giải quyết công việc cũ) theo kiểu quan hệ hành chính lao động chỉ đạo – chấp hành nữa.
Tuy nhiên, về nguyên tắc thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về những công việc mà mình đã làm trước đây. Vì bạn là “người lao động” có đủ năng năng hành vi nên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Những trách nhiệm này không thể "chuyển giao" sang người khác được. Điều này có thể hiểu như thế này: giả sử trước đây bạn đã làm sai điều gì đó, nay mới bị Thanh tra phát hiện. Khi đó, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về những sai phạm mới bị phát hiện này.
Do vậy, tôi cho rằng về nguyên tắc, bạn cần hợp tác, sắp xếp thời gian để về công ty cũ giải quyết các vấn đề liên quan còn tồn đọng, nếu có. Chẳng hạn như: đối chiếu lại sổ sách, làm rõ các tình tiết sự việc để xác định điều gì do bạn chủ động làm, điều gì do bạn bị trưởng phòng, giám đốc chỉ đạo, ép buộc …vv.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cương quyết không muốn quay lại, thì về mặt pháp luật cũng khó ai có quyền ép buộc bạn. Trừ khi bạn đã có những sai phạm thực sự và ở mức độ nghiêm trọng trong thời gian làm việc tại công ty cũ. Khi đó công ty có thể tố cáo, hay khởi kiện bạn ra Toà án ... vv.
Nói tóm lại, nếu bạn tự cảm thấy mình có trách nhiệm nên về để giải quyết, thì bạn nên về. Tất nhiên là phải có hẹn trước, thống nhất thời gian và tinh thần là ngắn gọn, nhanh chóng. Còn nếu bạn cảm thấy mình không có gì sai, không còn "nợ" gì công ty, thì bạn có quyền từ chối đề nghị của công ty. Thân mến.
Nói tóm lại, nếu bạn tự cảm thấy mình có trách nhiệm nên về để giải quyết, thì bạn nên về. Tất nhiên là phải có hẹn trước, thống nhất thời gian và tinh thần là ngắn gọn, nhanh chóng. Còn nếu bạn cảm thấy mình không có gì sai, không còn "nợ" gì công ty, thì bạn có quyền từ chối đề nghị của công ty. Thân mến.
Quý vị hãy gửi câu hỏi đến
email ecolaw2@gmail.com - để được luật sư tư vấn (hoàn toàn miễn phí). Nội dung và
câu hỏi gửi đến càng chi tiết, đầy đủ, thì nội dung trả lời sẽ càng chính
xác, hiệu quả. Các câu hỏi - đáp (được
mã hoá tên, địa chỉ để bảo mật) sẽ được đăng trên blog này để mọi người cùng
tham khảo, phổ biến pháp luật.
|
Câu lạc bộ Giám đốc nhân sự blog - địa chỉ tin cậy của mọi người
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét