Khi đã hết thời hiệu khởi kiện mà Toà vẫn nhận đơn, đưa ra xét xử là sai quy định (ảnh minh hoạ)
Nội dung vụ án:
Ông Đào Ngọc Tạu chồng của bà Kiều là tài xế xe khách cho chủ xe là ông Trương Văn Dũng, không có hợp đồng lao động, chỉ thỏa thuận miệng trả tiền công theo chuyến. Ngày 10/9/2010, ông Tạu điều khiển xe từ Sài Gòn về Bồng Sơn, khi đi đến địa phận huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận thì phát hiện xe yếu hơi thắng nên ông Tạu cho xe dừng lại để kiểm tra, khi ông Tạu chui người qua bánh xe sau để điều chỉnh, lúc này bầu hơi của xe bị bể nên ép ông Tạu giữa lốp xe và thùng xe, ông Tạu chết ngay tại chỗ. Sau khi ông Tạu chết, ông Dũng cùng gia đình đã đưa thi thể ông Tạu về quê mai tang theo phong tục địa phương và bồi thường số tiền là 35.000.000 đồng. Bà Kiều khởi kiện yêu cầu bồi thường số tiền là 60.000.000 đồng.
Ngày 01/12/2015, TAND huyện Hoài Ân đã tuyên buộc ông Dũng phải tiếp tục bồi thường cho bà Kiều 40.500.000 đồng. Bà Kiều không đồng ý đã kháng cáo bản án sơ thẩm nói trên. Ngày 23/5/2016, TAND tỉnh Bình Định đã ra Bản án phúc thẩm hủy Bản án lao đông sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Sau khi ông Tạu chết, ông Trương Văn Dũng đã chủ động giải quyết mọi chi phí mai táng cho anh Tạu. Đến ngày 14/09/2010, bà Kiều và gia đình đã viết giấy bãi nại, cam đoan không khiếu nại gì nữa. Ngày 29/10/2010, ông Dũng đã đến nhà bà Kiều báo lại sự việc công ty Bảo Việt Bình Định không chấp nhận bồi thường và có giao cho gia đình 10.000.000 đồng cùng tuyên bố hết trách nhiệm. Lẽ ra, khi biết quyền lợi của mình bị xâm phạm thì bà Kiều có quyền làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết trong thời hạn 1 năm theo Điều 202 Bộ luật Lao động: “Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 1 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Nhưng đến ngày 05/9/2012, bà Kiều mới có đơn khởi kiện. Như vậy, tính từ ngày 29/10/2010, khi Công ty Bảo Việt Bình Định thông báo không chấp nhận bồi thường và ông Dũng tuyên bố không còn trách nhiệm nữa, đến ngày bà Kiều có đơn khởi kiện ngày 05/9/2012 là 1 năm 10 tháng 6 ngày.
Như vậy căn cứ vào Điều 202 Bộ luật Lao động và khoản 1, Điều 159 BLTTDS thì thời hiệu khởi kiện đã hết. Lẽ ra trong trường hợp này Tòa án cấp sơ thẩm phải căn cứ vào điểm h, Khoản 1, Điều 192 BLTTDS đình chỉ vụ án, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã đưa vụ án ra xét xử và đã có Bản án Lao động sơ thẩm là không đúng quy định của pháp luật.
Nguồn: Nguyễn Văn Hải/ Trang tin điện tử VKSND tỉnh Bình Định
Ông Đào Ngọc Tạu chồng của bà Kiều là tài xế xe khách cho chủ xe là ông Trương Văn Dũng, không có hợp đồng lao động, chỉ thỏa thuận miệng trả tiền công theo chuyến. Ngày 10/9/2010, ông Tạu điều khiển xe từ Sài Gòn về Bồng Sơn, khi đi đến địa phận huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận thì phát hiện xe yếu hơi thắng nên ông Tạu cho xe dừng lại để kiểm tra, khi ông Tạu chui người qua bánh xe sau để điều chỉnh, lúc này bầu hơi của xe bị bể nên ép ông Tạu giữa lốp xe và thùng xe, ông Tạu chết ngay tại chỗ. Sau khi ông Tạu chết, ông Dũng cùng gia đình đã đưa thi thể ông Tạu về quê mai tang theo phong tục địa phương và bồi thường số tiền là 35.000.000 đồng. Bà Kiều khởi kiện yêu cầu bồi thường số tiền là 60.000.000 đồng.
Ngày 01/12/2015, TAND huyện Hoài Ân đã tuyên buộc ông Dũng phải tiếp tục bồi thường cho bà Kiều 40.500.000 đồng. Bà Kiều không đồng ý đã kháng cáo bản án sơ thẩm nói trên. Ngày 23/5/2016, TAND tỉnh Bình Định đã ra Bản án phúc thẩm hủy Bản án lao đông sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Sau khi ông Tạu chết, ông Trương Văn Dũng đã chủ động giải quyết mọi chi phí mai táng cho anh Tạu. Đến ngày 14/09/2010, bà Kiều và gia đình đã viết giấy bãi nại, cam đoan không khiếu nại gì nữa. Ngày 29/10/2010, ông Dũng đã đến nhà bà Kiều báo lại sự việc công ty Bảo Việt Bình Định không chấp nhận bồi thường và có giao cho gia đình 10.000.000 đồng cùng tuyên bố hết trách nhiệm. Lẽ ra, khi biết quyền lợi của mình bị xâm phạm thì bà Kiều có quyền làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết trong thời hạn 1 năm theo Điều 202 Bộ luật Lao động: “Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 1 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Nhưng đến ngày 05/9/2012, bà Kiều mới có đơn khởi kiện. Như vậy, tính từ ngày 29/10/2010, khi Công ty Bảo Việt Bình Định thông báo không chấp nhận bồi thường và ông Dũng tuyên bố không còn trách nhiệm nữa, đến ngày bà Kiều có đơn khởi kiện ngày 05/9/2012 là 1 năm 10 tháng 6 ngày.
Như vậy căn cứ vào Điều 202 Bộ luật Lao động và khoản 1, Điều 159 BLTTDS thì thời hiệu khởi kiện đã hết. Lẽ ra trong trường hợp này Tòa án cấp sơ thẩm phải căn cứ vào điểm h, Khoản 1, Điều 192 BLTTDS đình chỉ vụ án, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã đưa vụ án ra xét xử và đã có Bản án Lao động sơ thẩm là không đúng quy định của pháp luật.
Nguồn: Nguyễn Văn Hải/ Trang tin điện tử VKSND tỉnh Bình Định
..........
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét