Khi NLĐ đã nghỉ việc, thì NSDLĐ không còn quyền xử lý kỷ luật hay điều hành, giao việc nữa (ảnh minh hoạ)
Ngay sau đó một thời gian ngắn giữa em tôi và Giám đốc (và cả anh khách hàng kia nữa) phát sinh mâu thuẫn trầm trọng mà nguyên do bắt nguồn từ em gái giám đốc. Rồi em tôi nghỉ việc (không nghỉ thì cũng bị đuổi). Chưa thỏa mãn, ông giám đốc còn bảo do làm mất hợp đồng nên dẫn đến việc khách hàng không thanh toán và bắt em tôi tự đi mà đòi, nếu không được thì phải nộp 30 triệu thay cho khách như cam kết đã ký khi vào công ty. Nếu không kiện ra tòa. Nhưng chúng tôi thừa biết đây chỉ là cái cớ để họ trả đũa em tôi. Vì việc giao hàng là có thật nên không có chuyện anh khách hàng không thanh toán 30 triệu. Vậy chúng tôi phải làm gì? Thỏa thuận trên có hợp pháp không? Xin cảm ơn nhiều (Thu H.)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Tôi có ý kiến trao đổi mang tính nguyên tắc như sau:
Việc công ty yêu cầu em chị phải đi đòi tiền bán hàng, sau khi đã nghỉ việc, mà trước đó lại chưa tiến hành xử lý kỷ luật lao động (hành vi làm mất hợp đồng bán hàng có thể xem là hành vi vi phạm kỷ luật lao động) là không có cơ sở. Vì lúc này em chị không còn là nhân viên của công ty, tức là HĐLĐ giữa hai bên đã chấm dứt. Do vậy, công ty không còn quyền “xử lý kỷ luật” và cũng không còn quyền điều hành/ra lệnh nữa. Về nguyên tắc, em chị có quyền từ chối việc đi đòi nợ cho công ty.
Ngay sau đó một thời gian ngắn giữa em tôi và Giám đốc (và cả anh khách hàng kia nữa) phát sinh mâu thuẫn trầm trọng mà nguyên do bắt nguồn từ em gái giám đốc. Rồi em tôi nghỉ việc (không nghỉ thì cũng bị đuổi). Chưa thỏa mãn, ông giám đốc còn bảo do làm mất hợp đồng nên dẫn đến việc khách hàng không thanh toán và bắt em tôi tự đi mà đòi, nếu không được thì phải nộp 30 triệu thay cho khách như cam kết đã ký khi vào công ty. Nếu không kiện ra tòa. Nhưng chúng tôi thừa biết đây chỉ là cái cớ để họ trả đũa em tôi. Vì việc giao hàng là có thật nên không có chuyện anh khách hàng không thanh toán 30 triệu. Vậy chúng tôi phải làm gì? Thỏa thuận trên có hợp pháp không? Xin cảm ơn nhiều (Thu H.)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Tôi có ý kiến trao đổi mang tính nguyên tắc như sau:
Việc công ty yêu cầu em chị phải đi đòi tiền bán hàng, sau khi đã nghỉ việc, mà trước đó lại chưa tiến hành xử lý kỷ luật lao động (hành vi làm mất hợp đồng bán hàng có thể xem là hành vi vi phạm kỷ luật lao động) là không có cơ sở. Vì lúc này em chị không còn là nhân viên của công ty, tức là HĐLĐ giữa hai bên đã chấm dứt. Do vậy, công ty không còn quyền “xử lý kỷ luật” và cũng không còn quyền điều hành/ra lệnh nữa. Về nguyên tắc, em chị có quyền từ chối việc đi đòi nợ cho công ty.
Việc làm mất hợp đồng không đồng nghĩa với việc phải bồi thường toàn bộ giá trị hợp đồng. Vì đây là hai vấn đề độc lập với nhau. Việc có bồi thường hay không, bồi thường bao nhiêu - phải xem xét ở nhiều khía cạnh. Trong đó, có việc công ty phải chứng minh được do việc mất hợp đồng nên khách hàng không thanh toán tiền mua hàng - điều này là khiên cưỡng, không có cơ sở. Hơn nữa, trong giao dịch, kinh doanh, liên quan đến mua bán hàng hoá, ngoài hợp đồng, còn có hóa đơn, phiếu xuất hàng …vv. Nên không có nghĩa là mất hợp đồng là mất hết, không còn tung tích gì.
Trường hợp xấu nhất: công ty kiện em chị ra tòa, tôi đánh giá khả năng thắng kiện của công ty là mơ hồ, rất thấp. Tóm lại tôi cho rằng em chị có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu bị công ty kiện thật thì cũng nên tìm luật sư để được hỗ trợ thêm, hiệu quả hơn.
Trường hợp xấu nhất: công ty kiện em chị ra tòa, tôi đánh giá khả năng thắng kiện của công ty là mơ hồ, rất thấp. Tóm lại tôi cho rằng em chị có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu bị công ty kiện thật thì cũng nên tìm luật sư để được hỗ trợ thêm, hiệu quả hơn.
Quý vị hãy gửi câu hỏi đến
email ecolaw2@gmail.com - để được luật sư tư vấn (hoàn toàn miễn phí). Nội dung và
câu hỏi gửi đến càng chi tiết, đầy đủ, thì nội dung trả lời sẽ càng chính
xác, hiệu quả. Các câu hỏi - đáp (được
mã hoá tên, địa chỉ để bảo mật) sẽ được đăng trên blog này để mọi người cùng
tham khảo, phổ biến pháp luật.
|
Câu lạc bộ Giám đốc nhân sự blog - địa chỉ tin cậy của mọi người
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét