Thay đổi loại hình doanh nghiệp dẫn đến hệ quả thay đổi tên chủ thể NSDLĐ (ảnh minh hoạ)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, từ nay công ty bạn sẽ là "công ty cổ phần A”, trong khi cái tên “công ty TNHH MTV A” xem như không còn nữa. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng sẽ được cấp mới. Chính điều này sẽ “kéo theo” hệ quả tất yếu là toàn bộ các tài liệu hành chính pháp lý, giao dịch, hợp đồng (gồm cả hợp đồng trong kinh doanh thương mại, hợp đồng lao động …vv) - sẽ mang tên của chủ thể mới là “công ty cổ phần A”. Như vậy, nếu HĐLĐ vẫn mang tên loại hình doanh nghiệp cũ là không còn phù hợp nữa (tôi không nói là ‘sai”). Cho nên việc điều chỉnh, để phù hợp và thuận tiện hơn trong mọi giao dịch, thủ tục liên quan về sau là hoàn toàn cần thiết, nên làm và cần làm.
Về HĐLĐ, chúng ta biết rằng có nhiều loại: không xác định thời hạn, xác định thời hạn … Đối với hợp đồng không xác định thời hạn thì không cần phải ký lại hợp đồng mới, vì nếu ký mới cũng không đúng, mà chỉ cần có Phụ lục, điều chỉnh tên “người sử dụng lao động” thành tên công ty cổ phần. Riêng đối với loại HĐLĐ có thời hạn, thì nếu hợp đồng đang còn hiệu lực cũng không nhất thiết phải ký lại hợp đồng mới mà chỉ cần lập phụ lục điều chỉnh. Sau khi hợp đồng hết hạn, nếu tái ký, thì sẽ ký theo tên doanh nghiệp mới. Như vậy sẽ gọn và dễ theo dõi, quản lý.
Cũng cần lưu ý là những ý trao đổi trên đây là nói về việc quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. Còn liên quan đến việc đăng ký lao động, cơ quan BHXH, Sở KHĐT sẽ có những yêu cầu theo quy định, có thể yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hay thực hiện một vài thủ tục hành chính liên quan.
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, từ nay công ty bạn sẽ là "công ty cổ phần A”, trong khi cái tên “công ty TNHH MTV A” xem như không còn nữa. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng sẽ được cấp mới. Chính điều này sẽ “kéo theo” hệ quả tất yếu là toàn bộ các tài liệu hành chính pháp lý, giao dịch, hợp đồng (gồm cả hợp đồng trong kinh doanh thương mại, hợp đồng lao động …vv) - sẽ mang tên của chủ thể mới là “công ty cổ phần A”. Như vậy, nếu HĐLĐ vẫn mang tên loại hình doanh nghiệp cũ là không còn phù hợp nữa (tôi không nói là ‘sai”). Cho nên việc điều chỉnh, để phù hợp và thuận tiện hơn trong mọi giao dịch, thủ tục liên quan về sau là hoàn toàn cần thiết, nên làm và cần làm.
Về HĐLĐ, chúng ta biết rằng có nhiều loại: không xác định thời hạn, xác định thời hạn … Đối với hợp đồng không xác định thời hạn thì không cần phải ký lại hợp đồng mới, vì nếu ký mới cũng không đúng, mà chỉ cần có Phụ lục, điều chỉnh tên “người sử dụng lao động” thành tên công ty cổ phần. Riêng đối với loại HĐLĐ có thời hạn, thì nếu hợp đồng đang còn hiệu lực cũng không nhất thiết phải ký lại hợp đồng mới mà chỉ cần lập phụ lục điều chỉnh. Sau khi hợp đồng hết hạn, nếu tái ký, thì sẽ ký theo tên doanh nghiệp mới. Như vậy sẽ gọn và dễ theo dõi, quản lý.
Cũng cần lưu ý là những ý trao đổi trên đây là nói về việc quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. Còn liên quan đến việc đăng ký lao động, cơ quan BHXH, Sở KHĐT sẽ có những yêu cầu theo quy định, có thể yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hay thực hiện một vài thủ tục hành chính liên quan.
Quý vị hãy gửi câu hỏi đến
email ecolaw2@gmail.com - để được luật sư tư vấn (hoàn toàn miễn phí). Nội dung và
câu hỏi gửi đến càng chi tiết, đầy đủ, thì nội dung trả lời sẽ càng chính
xác, hiệu quả. Các câu hỏi - đáp (được
mã hoá tên, địa chỉ để bảo mật) sẽ được đăng trên blog này để mọi người cùng
tham khảo, phổ biến pháp luật.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét