Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Tai nạn lao động

Tai nạn lao động là gì? Tại Khoản 8 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động (năm 2915) giải thích như sau: "Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động".

Tai nạn lao động phải được hạn chế đến mức thấp nhất (ảnh minh hoạ)






Ngoài ra, tại Điều 142 BLLĐ (2012) quy định như sau:

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.

Qua đó, cho thấy như sau:

- Về chủ thể: phải là người lao động

- Về thời gian: tai nạn phải xảy ra trong quá trình người lao động đang làm việc, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động của mình. 

- Về hậu quả: phải có sự tổn thương, thương tích hoặc tử vong - đối với người lao động bị tai nạn.

Cần lưu ý:

- NSDLĐ có nghĩa vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh trong lao động.

- Khi NLĐ bị tai nạn lao động, NSDLĐ có trách nhiệm cấp cứu, hỗ trợ, thanh toán chi phí trong việc sơ cứu, cấp cứu ... - theo quy định.

- Tiến hành thủ tục giải quyết chế độ về tai nạn nạn lao động cho NLĐ  - thuộc BHXH bắt buộc.

............




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét