Hiện nay có khoảng hơn 2.000 tỉ đồng nợ BHXH từ các doanh nghiệp (DN) đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, tồn tại cầm chừng hoặc chủ DN bỏ trốn, không thể thu hồi, khiến quyền lợi của hơn 193.000 người lao động (NLĐ) bị “treo”.
BHXH Việt Nam ngày 5-12-2017 cho biết từ 1-1-2018, quy định trong Bộ luật Hình sự về việc xử lý các hành vi trốn đóng BHXH sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự bắt đầu có hiệu lực. Để đảm bảo quyền thụ hưởng của NLĐ tại các DN ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, BHXH Việt Nam sẽ làm việc với các địa phương rà soát nhằm xác định các DN nợ BHXH nhiều lần, có dấu hiệu cố tình trốn đóng BHXH của NLĐ. Trên cơ sở đó sẽ xem xét việc chuyển danh sách các DN cố tình vi phạm BHXH cho cơ quan công an và tòa án để xử lý.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, hiện nay, các DN trốn đóng, nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ước khoảng gần 12.000 tỉ đồng. Đáng lưu ý là có khoảng hơn 2.000 tỉ đồng nợ BHXH từ các DN đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, tồn tại cầm chừng hoặc chủ DN bỏ trốn, không thể thu hồi, nghĩa là quyền lợi của hơn 193.000 NLĐ ở các DN này cũng bị "treo", chưa có hướng giải quyết. Trong 10 tháng đầu năm 2017, cơ quan BHXH đã tiến hành thanh tra, kiểm tra gần 12.000 DN và phát hiện hàng loạt sai phạm trong việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm, thu hồi hàng trăm tỉ đồng.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có văn bản gởi Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao, đề nghị hướng dẫn, chỉ đạo TAND các cấp tiếp nhận, thụ lý các vụ Công đoàn (CĐ) khởi kiện về nợ BHXH và sớm đưa ra xét xử một số vụ để răn đe, phòng ngừa, cảnh báo các hành vi tương tự.
Theo Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam, sau gần 2 năm thực hiện việc khởi kiện nợ BHXH ra Tòa án, các cấp CĐ đã tiếp nhận 2.705 bộ hồ sơ do cơ quan BHXH chuyển sang; 20 LĐLĐ tỉnh, thành phố đã gửi đơn khởi kiện đến các cấp Tòa án 187 vụ doanh nghiệp (DN) nợ BHXH (số còn lại không gửi nữa do không được thụ lý giải quyết).
Trong 187 vụ do CĐ khởi kiện, TAND các cấp đã hòa giải thành 28 vụ, tòa án cấp huyện ở 1 tỉnh (Long An) thụ lý 2 vụ, 48 vụ trả lại hồ sơ, số còn lại tòa án không thụ lý giải quyết với 3 nhóm lý do chủ yếu như: Không có giấy ủy quyền những NLĐ hoặc CĐ cơ sở, cho CĐ cấp trên cơ sở khởi kiện; không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và đề nghị xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự và đây là tranh chấp lao động tập thể về quyền chưa được Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường cho rằng việc Tòa án không thụ lý các vụ khởi kiện nợ BHXH, do còn vướng mắc trong các quy định của pháp luật, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi NLĐ, làm cho số nợ BHXH tiếp tục gia tăng.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, hiện nay, các DN trốn đóng, nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ước khoảng gần 12.000 tỉ đồng. Đáng lưu ý là có khoảng hơn 2.000 tỉ đồng nợ BHXH từ các DN đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, tồn tại cầm chừng hoặc chủ DN bỏ trốn, không thể thu hồi, nghĩa là quyền lợi của hơn 193.000 NLĐ ở các DN này cũng bị "treo", chưa có hướng giải quyết. Trong 10 tháng đầu năm 2017, cơ quan BHXH đã tiến hành thanh tra, kiểm tra gần 12.000 DN và phát hiện hàng loạt sai phạm trong việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm, thu hồi hàng trăm tỉ đồng.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có văn bản gởi Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao, đề nghị hướng dẫn, chỉ đạo TAND các cấp tiếp nhận, thụ lý các vụ Công đoàn (CĐ) khởi kiện về nợ BHXH và sớm đưa ra xét xử một số vụ để răn đe, phòng ngừa, cảnh báo các hành vi tương tự.
Theo Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam, sau gần 2 năm thực hiện việc khởi kiện nợ BHXH ra Tòa án, các cấp CĐ đã tiếp nhận 2.705 bộ hồ sơ do cơ quan BHXH chuyển sang; 20 LĐLĐ tỉnh, thành phố đã gửi đơn khởi kiện đến các cấp Tòa án 187 vụ doanh nghiệp (DN) nợ BHXH (số còn lại không gửi nữa do không được thụ lý giải quyết).
Trong 187 vụ do CĐ khởi kiện, TAND các cấp đã hòa giải thành 28 vụ, tòa án cấp huyện ở 1 tỉnh (Long An) thụ lý 2 vụ, 48 vụ trả lại hồ sơ, số còn lại tòa án không thụ lý giải quyết với 3 nhóm lý do chủ yếu như: Không có giấy ủy quyền những NLĐ hoặc CĐ cơ sở, cho CĐ cấp trên cơ sở khởi kiện; không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và đề nghị xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự và đây là tranh chấp lao động tập thể về quyền chưa được Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường cho rằng việc Tòa án không thụ lý các vụ khởi kiện nợ BHXH, do còn vướng mắc trong các quy định của pháp luật, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi NLĐ, làm cho số nợ BHXH tiếp tục gia tăng.
Nguồn: Đ.Viên/báo NLĐ
.....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét