Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

Thông Tư số 19/2016/TT-BYT - hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe NLĐ

NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Bao gồm: Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động; Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe; Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; ... vv. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động. Liên quan đến vấn đề này, Bộ Y Tế ban hành Thông tư số 19/2016/TT-BYT, quy định và hướng dẫn chi tiết.

<< Môi trường lao động phải vệ sinh, an toàn (ảnh minh họa)



......

MỤC LỤC

Chương I
QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động
Điều 2. Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động
Điều 3. Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động
Điều 4. Quản lý hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động

Chương II
SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC


Điều 5. Yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu
Điều 6. Quy định về túi sơ cứu
Điều 7. Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu
Điều 8. Yêu cầu đối với khu vực sơ cứu, cấp cứu
Điều 9. Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu

Chương III
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO


Điều 10. Tuyến cơ sở
Điều 11. Tuyến huyện
Điều 12. Tuyến tỉnh

Chương IV
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN


Điều 13. Trách nhiệm của người làm công tác y tế tại cơ sở lao động đối với công tác sơ cứu, cấp cứu
Điều 14. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Điều 15. Trách nhiệm của trạm y tế xã, phường, thị trấn trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người lao động
Điều 16. Trách nhiệm của Trung tâm y tế tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Điều 17. Trách nhiệm của trung tâm y tế dự phòng hoặc trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Điều 18. Trách nhiệm của y tế bộ, ngành
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Y tế
Điều 20. Trách nhiệm của các Viện thuộc hệ y tế dự phòng, các Trường đại học có chuyên ngành Y khoa, Y tế công cộng, sức khỏe nghề nghiệp
Điều 21. Trách nhiệm của Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế
Điều 22. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế

Chương V
HIỆU LỰC THI HÀNH


Điều 23. Điều khoản tham chiếu
Điều 24. Quy định chuyển tiếp
Điều 25. Hiệu lực thi hành

.........

BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------
Số: 19/2016/TT-BYT
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội;
Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kim định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Căn cứ Nghị định s 63/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Qun lý môi trường y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
Chương I
QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động
1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm:
a) Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;
b) Quan trắc môi trường lao động;
c) Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;
d) Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe;
đ) Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao  sức khỏe tại nơi làm việc;
e) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
g) T chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.
2. Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.
Điều 2. Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động
1. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyn dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.
2. Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;
b) Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.
Điều 3. Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động
1. Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm:
a) Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động;
b) Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).
2. Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm:
a) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
b) Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnnghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;
c) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có);
d) Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có)
3. Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Quản lý hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động
1. Tất c các trường hợp bị tai nạn lao động, nhiễm độc tại nơi làm việc phải được lập hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động.
2. Hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này và phải lưu giữ tại cơ sở lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương II
SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC
Điều 5. Yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu
1. Việc bố trí lực lượng sơ cứu, cấp cứu, trang bị phương tiện, thiết bị, vật tư, sơ cứu, cấp cứu phải căn cứ vào các yếu tố sau:
a) Loại hình sản xuất, bản chất của yếu tố nguy hiểm, có hại;
b) Số lượng người lao động, số lượng ca làm việc; bố trí ca làm việc;
c) Nguy cơ gây tai nạn có th xảy ra tại nơi làm việc;
d) Khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất;
đ) Tỷ lệ tai nạn lao động (nếu có).
2. Đối với vị trí làm việc có sử dụng hóa chất độc hoặc chất gây ăn mòn phải trang bị vòi tắm khn cấp và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ tiếp cận trong khu vực làm việc và được bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất hoặc quy định của pháp luật (nếu có).
3. Đối với nơi làm việc có sử dụng hóa chất đã được phân loại là hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất thì phải có phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt, ghi rõ hướng dẫn về sơ cứu, cấp cứu đối với loại hóa chất đó, đặt gần vị trí của túi sơ cứu, cấp cứu để dễ tiếp cận. Nếu hóa chất sử dụng có chất giải độc thì phi có sẵn chất giải độc và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt trong túi sơ cứu, cấp cứu.
4. Có lực lượng sơ cứu, cấp cứu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư này.
5. Công bố công khai các thông tin về vị trí, số lượng của túi sơ cứu, trang thiết bị, các phương tiện cấp cứu, phòng hoặc khu vực sơ cứu, cấp cứu và danh sách thành viên lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại các khu vực làm việc của cơ sở lao động đ cho người lao động biết và sử dụng khi cần thiết.
6. Trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu (bao gồm cả túi sơ cứu) và số lượng người làm công tác sơ cứu, cấp cứu phải được định kỳ kiểm tra, rà soát để bảo đảm luôn trong tình trạng sử dụng tốt và phù hợp với các yêu cầu quy định tại Thông tư này.
Điều 6. Quy định về túi sơ cứu
1. Các túi sơ cứu phải được đặt tại khu vực làm việc của người lao động, tại nơi dễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu chữ thập.
2. Nội dung và số lượng túi sơ cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu
1. Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:
a) Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;
- Có thể có mặt sm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;
- Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư này.
b) Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
a) Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
b) Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
3. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
a) Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
b) Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
4. Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.
Điều 8. Yêu cầu đối với khu vực sơ cứu, cấp cứu
1. Trường hợp trên 300 người cùng lao động tập trung trên một mặt bằng phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu.
2. Khu vực sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Phải đủ rộng đ đặt cáng cứu thương và có chỗ cho người bị tai nạn lao động nằm và được thông khí, chiếu sáng và có biển hiệu (chữ thập);
b) Bố trí gần nhà vệ sinh, dễ tiếp cận với khu vực lao động, sản xuất và d dàng trong công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc vận chuyn người lao động khi bị tai nạn lao động;
c) Danh mục trang thiết bị của khu vực sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu
1. Đối tượng huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:
a) Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
b) Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.
2. Thời gian, nội dung huấn luyện và huấn luyện lại hằng năm thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Người được huấn luyện phải ký vào S theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi được huấn luyện. Trường hợp người lao động đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì không phải ký vào S theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 10. Tuyến cơ sở
1. Đơn vị và nội dung báo cáo:
a) Cơ sở lao động thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến huyện và Trạm y tế xã, phường, thị trn thực hiện việc báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại đơn vị theo mẫu quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 39/2016/NĐ-CP).
2. Đơn vị nhận báo cáo:
a) Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Trung tâm y tế) nơi đặt trụ sở chính của cơ sở lao động;
b) Đơn vị quản lý y tế bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyn quản lý của bộ, ngành.
3. Thời gian gửi báo cáo:
a) Trước ngày 05 tháng 7 hng năm đối với báo cáo 6 tháng đu năm;
b) Trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
Điều 11. Tuyến huyện
1. Đơn vị và nội dung báo cáo:
a) Trung tâm y tế thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến tỉnh thực hiện việc báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại các đơn vị theo mẫu quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP .
2. Đơn vị nhận báo cáo: Sở Y tế.
3. Thời gian gửi báo cáo:
a) Trước ngày 10 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
b) Trước ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
Điều 12. Tuyến tỉnh
1. Đơn vị và nội dung báo cáo:
a) Sở Y tế và đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sở Y tế thực hiện việc báo cáo danh sách các đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế).
3. Thời gian gửi báo cáo:
a) Đối với báo cáo y tế lao động:
- Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
- Trước ngày 25 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
b) Đối với báo cáo danh sách các đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động: Trong thời gian 03 ngày làm việc k từ ngày Sở Y tế công bố đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trên cổng thông tin điện tử của Sở Y tế.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của người làm công tác y tế tại cơ sở lao động đối với công tác sơ cứu, cấp cứu
1. Định kỳ kiểm tra, rà soát, việc t chức sơ cứu, cấp cứu; trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu và số lượng người làm công tác sơ cứu, cấp cứu tại cơ sở lao động.
2. Quản lý và tổ chức huấn luyện cho người lao động và người lao động được phân công tham gia lực lượng sơ cứu theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Đề nghị người sử dụng lao động:
a) Bổ sung thành viên của lực lượng sơ cứu, cấp cứu khi thành viên lực lượng sơ cứu, cấp cứu nghỉ việc hoặc thuyên chuyn công tác;
b) Bổ sung, thay thế, bảo dưỡng, kim định trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu.
Điều 14. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập, quản lý, bổ sung hồ sơ vệ sinh lao động, hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động, hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe người lao động tại cơ sở lao động, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp (nếu có), hồ sơ sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động (nếu có), theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động.
2. Bố trí, sp xếp vị trí việc làm phù hợp với sức khỏe người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
3. Bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi để sử dụng tại nơi làm việc.
4. Trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu; tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu và có văn bản phân công người quản lý lực lượng sơ cứu, cấp cứu; tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu.
Điều 15. Trách nhiệm của trạm y tế xã, phường, thị trấn trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người lao động
1. Tham gia sơ cứu, cấp cứu ban đầu đối với các trường hợp tai nạn lao động, nhiễm độc các loại hóa chất và các tai nạn khác xảy ra trên địa bàn khi được yêu cầu.
2. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về vệ sinh phòng chống dịch, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
3. Thng kê số cơ sở lao động và các yếu tố có hại trong môi trường lao động để có biện pháp hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
4. Kiểm tra công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn quản lý.
Điều 16. Trách nhiệm của Trung tâm y tế tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Quản lý, thanh tra, kiểm tra tình hình vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động trên địa bàn theo phân cấp.
2. Thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm cả phòng chống bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu cho cơ sở lao động trên địa bàn quản lý theo phân cấp.
3. Tổ chức giao ban với người làm công tác y tế của các cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật văn bản pháp quy và phối hợp trong công tác quản lý chăm sóc sức khỏe người lao động theo định kỳ 6 tháng/lần.
Điều 17. Trách nhiệm của trung tâm y tế dự phòng hoặc trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Quản lý, thanh tra, kiểm tra tình hình vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động trên địa bàn theo phân cấp.
2. Xây dựng kế hoạch quản lý vệ sinh lao động, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động trên địa bàn trình Sở Y tế phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
3. Thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm cả phòng chống bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu cho cơ sở lao động trên địa bàn quản lý theo phân cấp.
4. Tổ chức giao ban với người làm công tác y tế của các cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật văn bản pháp quy và phối hợp trong công tác qun lý chăm sóc sức khỏe ni lao động theo định kỳ 6 tháng/lần.
Điều 18. Trách nhiệm của y tế bộ, ngành
1. Xây dựng kế hoạch công tác vệ sinh lao động, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, sơ cứu, cấp cứu cho người lao động thuộc phạm vi quản lý trình bộ, ngành phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm cả quản lý bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu đối với cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý.
3. Nghiên cứu, đề xuất sửa đi, b sung: danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành và cho người lao động cao tui làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Chỉ đạo, tổ chức và phân cấp việc thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Chỉ đạo tổ chức hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm cả phòng chng bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu trên địa bàn quản lý.
3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp, đào tạo cấp chứng chỉ Y tế lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.
Điều 20. Trách nhiệm của các Viện thuộc hệ y tế dự phòng, các Trường đại học có chuyên ngành Y khoa, Y tế công cộng, sức khỏe nghề nghiệp
1. Tổ chức hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về y tế lao động, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp, sơ cứu, cấp cứu.
2. Xây dựng tài liệu, tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ về quan trắc môi trường lao động, chứng chỉ về bệnh nghề nghiệp theo khung chương trình đào tạo được quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này. Chứng ch về quan trắc môi trường lao động thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thực hiện rà soát các chứng chỉ, chứng nhận về đo, kiểm tra, giám sát môi trường lao động do cơ sở của mình cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực để cấp chứng chỉ chứng nhận quan trắc môi trường lao động đối với trường hợp chứng chỉ, chứng nhận về đo, kiểm tra, giám sát môi trường lao động đã được cấp có nội dung và thời gian đào tạo tương đương với khung chương trình đào tạo được quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thực hiện quan trắc môi trường lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động tại các khu công nghiệp theo sự phân công của Bộ Y tế.
4. Tổ chức hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, hướng dẫn, giám sát, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (bao gồm phòng chống bệnh nghề nghiệp), sơ cứu, cấp cứu.
5. Nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn sức khỏe cho người lao động thuộc các ngành nghề; tiêu chuẩn sức khỏe người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong ngành y tế.
Điều 21. Trách nhiệm của Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế
1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác khám sức khỏe cấp giấy chứng nhận, khám sức khỏe định kỳ theo thẩm quyền.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác điều trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
3. Công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe định kỳ, phục hồi chức năng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Tổng hợp, báo cáo số liệu về khám sức khỏe định kỳ và phục hồi chức năng cho người lao động trên phạm vi toàn quốc.
4. Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cho người lao động; phác đồ điều trị và phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp.
5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 22. Trách nhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế
1. Xây dựng kế hoạch quản lý vệ sinh lao động, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, sơ cứu, cấp cứu trên phạm vi toàn quốc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, sơ cứu, cấp cứu trên phạm vi toàn quốc.
3. Công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế thông tin về các tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, đơn vị y tế đủ điều kiện cấp chứng chỉ y tế lao động và đơn vị y tế thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu.
4. Thanh tra, kiểm tra hoạt động của tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp, đơn vị y tế đủ điều kiện cấp chứng chỉ y tế lao động và đơn vị y tế thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu trên phạm vi toàn quốc.
5. Tổng hợp số liệu về tình hình vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động chăm sóc sức khỏe người lao động, tình hình bệnh nghề nghiệp, các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
Chương V
HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 23. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản thay thế hoặc sửa đổi bổ sung.
Điều 24. Quy định chuyển tiếp
Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động và Hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động đã được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp được tiếp tục sử dụng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng phải hoàn thiện theo quy định tại Thông tư này trước ngày 31 tháng 12 năm 2017.
Điều 25. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực k từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp và Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28 tháng 4 năm 2000 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, đơn vị và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để nghiên cứu, xem xét giải quyết./.


Nơi nhận:
- VPCP (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT CP);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưng (để báo cáo);
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Y tế các ngành;
- Trung tâm YTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Trung tâm BVSKLĐ&MT các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, MT(03).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét