Hợp đồng lao động phải được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản (ảnh minh họa)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Trước hết, việc công ty/NSDLĐ làm mất bản chính HĐLĐ là rất đáng trách, thể hiện sự thiếu cẩn trọng và rõ ràng đã gây ra nhiều phiền toái, rủi ro cho doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 16 BLLĐ 2012, và nếu công ty bạn đã thực hiện đúng, thì HĐLĐ khi giao kết được lập thành 2 bản chính, NLĐ giữ 01 bản, NSDLĐ giữ 01 bản. Như vậy, về mặt nguyên tắc, phía NLĐ hiện nay mỗi người vẫn đang còn giữ bản HĐLĐ của mình. Và có lẽ là công ty phải trao đổi với NLĐ về việc lỡ làm mất HĐLĐ, sau đó hai bên sẽ ký lại HĐLĐ "mới", trên cơ sở giữ y nguyên theo nội dung bản HĐLĐ mà NLĐ đang giữ. Xem đây như là một cách "chữa cháy".
Tôi cũng muốn trao đổi thêm:
- Để rõ ràng, trước khi ký lại HĐLĐ mới (1 bộ duy nhất và NSDLĐ giữ), hai bên có thể cùng ký vào một Biên bản, ghi nhận rằng do HĐLĐ công ty giữ bị mất, nên nay hai bên đồng ý ký lại, có ý nghĩa "thay thế" cho hợp đồng đã mất, trên cơ sở giữ nguyên nội dung theo bản chính HĐLĐ do phía NLĐ giữ (100%). Bao gồm cả ngày ký trước đây.
- Đồng thời, trong bản HĐLĐ "mới", phải kèm theo tờ Biên bản về việc ký lại. Để về sau nếu cần thiết thì cũng có cơ sở để xem xét, tham khảo.
- Đối với trường hợp NLĐ cũng làm mất luôn bản chính HĐLĐ của họ, thì hai bên có thể căn cứ theo thông tin lưu tại công ty, chẳng hạn như thông tin về việc trả lương, để cùng ký lại HĐLĐ mới.
Để bảo đảm an toàn, tránh những rủi ro như trường hợp trên trên, phía công ty nên scan/số hóa và lưu HĐLĐ trên máy tính/cơ sở dữ liệu về nhân sự.
....
* Quy định tại Bộ luật lao động 2012:
Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
.....
Trước hết, việc công ty/NSDLĐ làm mất bản chính HĐLĐ là rất đáng trách, thể hiện sự thiếu cẩn trọng và rõ ràng đã gây ra nhiều phiền toái, rủi ro cho doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 16 BLLĐ 2012, và nếu công ty bạn đã thực hiện đúng, thì HĐLĐ khi giao kết được lập thành 2 bản chính, NLĐ giữ 01 bản, NSDLĐ giữ 01 bản. Như vậy, về mặt nguyên tắc, phía NLĐ hiện nay mỗi người vẫn đang còn giữ bản HĐLĐ của mình. Và có lẽ là công ty phải trao đổi với NLĐ về việc lỡ làm mất HĐLĐ, sau đó hai bên sẽ ký lại HĐLĐ "mới", trên cơ sở giữ y nguyên theo nội dung bản HĐLĐ mà NLĐ đang giữ. Xem đây như là một cách "chữa cháy".
Tôi cũng muốn trao đổi thêm:
- Để rõ ràng, trước khi ký lại HĐLĐ mới (1 bộ duy nhất và NSDLĐ giữ), hai bên có thể cùng ký vào một Biên bản, ghi nhận rằng do HĐLĐ công ty giữ bị mất, nên nay hai bên đồng ý ký lại, có ý nghĩa "thay thế" cho hợp đồng đã mất, trên cơ sở giữ nguyên nội dung theo bản chính HĐLĐ do phía NLĐ giữ (100%). Bao gồm cả ngày ký trước đây.
- Đồng thời, trong bản HĐLĐ "mới", phải kèm theo tờ Biên bản về việc ký lại. Để về sau nếu cần thiết thì cũng có cơ sở để xem xét, tham khảo.
- Đối với trường hợp NLĐ cũng làm mất luôn bản chính HĐLĐ của họ, thì hai bên có thể căn cứ theo thông tin lưu tại công ty, chẳng hạn như thông tin về việc trả lương, để cùng ký lại HĐLĐ mới.
Để bảo đảm an toàn, tránh những rủi ro như trường hợp trên trên, phía công ty nên scan/số hóa và lưu HĐLĐ trên máy tính/cơ sở dữ liệu về nhân sự.
....
* Quy định tại Bộ luật lao động 2012:
Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
.....
Gửi câu hỏi đến: ecolaw2@gmail.com để được luật sư tư vấn (hoàn toàn miễn phí).
Nội dung càng chi tiết, cụ thể, câu trả lời sẽ càng chính xác, hiệu quả.
Các câu hỏi sẽ được luật sư Trần Hồng Phong trả lời trên tinh thần cẩn trọng, trách nhiệm - trong vòng 2-3 ngày. Nội dung hỏi - đáp sẽ được đăng trên trang này (mã hóa tên, địa chỉ để bảo mật) cho mục đích phổ biến pháp luật.
HÃY GỬI CÂU HỎI NẾU BẠN THẬT SỰ CẦN ĐƯỢC HỖ TRỢ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét