Bộ Luật Lao động (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng 20/11/2019, với rất nhiều thay đổi mang tính chuyển biến, khác biệt và quan trọng. Luật mới sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.
Dưới đây là 16 điểm mới/nổi bật đáng quan tâm nhất. CLB Giám đốc nhân sự Blog sẽ có bài phân tích và giới thiệu cụ thể hơn đối với một số nội dung thay đổi quan trọng.
<< Các đại biểu Quốc Hội đang bấm nút thông qua Luật sửa đổi Bộ luật lao động 2012 ngày 20/11/2019 (ảnh Quốc Hội VN)
1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ Luật Lao động: Có thể áp dụng đối với người làm việc không có quan hệ lao động về một số tiêu chuẩn lao động.
2. Quyền của các tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại, thương lượng, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
3. Quy định rõ hơn về hợp đồng lao động: có thể giao kết HĐLĐ điện tử, NLĐ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần nêu lý do, linh hoạt về thử việc ...
4. Các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ, bổ sung thêm trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương.
5. Điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình nhằm chuẩn bị, ứng phó với quá trình già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
6. Mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp.
7. Cơ chế bảo vệ tốt hơn cho lao động chưa thành niên.
8. Quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới được thay đổi theo hướng mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nữ mà vẫn bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn về lao động;
9. Quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế.
10. Quyền lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp lao động, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
11. Luật hóa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác.
12. Mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động; người sử dụng lao động được quyền ký kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với lao động cao tuổi và lao động là người nước ngoài.
13. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp, tiền lương được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa các bên; doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động;
8. Quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới được thay đổi theo hướng mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nữ mà vẫn bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn về lao động;
9. Quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế.
10. Quyền lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp lao động, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
11. Luật hóa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác.
12. Mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động; người sử dụng lao động được quyền ký kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với lao động cao tuổi và lao động là người nước ngoài.
13. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp, tiền lương được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa các bên; doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động;
14. Đối thoại định kỳ tại doanh nghiệp được nâng lên 1 năm một lần.
15. Linh hoạt về đăng ký nội quy lao động bằng việc có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
.............
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét