Hỏi: Thưa luật sư, tôi xin được hỏi: công ty tôi xảy ra trường hợp sau: Trong buổi sáng ngày thứ năm tuần vừa qua, khi đang trong giờ làm việc ở bộ phận vận hành máy (chủ yếu là theo dõi và xử lý sự cố, máy hoạt động liên tục, tự động), anh A là nhân viên vận hành máy bất ngờ ngã lăn ra sàn nhà, đập đầu vào nền nhà (không bị bất tỉnh). Ngay sau đó, mọi người đưa anh vào phòng y tế để chăm sóc. Một lát sau anh A khỏe lại, nói là bị đau bụng rất dữ dội và do đau quá nên anh đứng không nổi, bị ngã. Công ty cho anh về nghỉ. Qua ngày hôm sau và ngày tiếp theo, công ty đã yêu cầu và anh A đã đến bệnh viện M để thăm khám, xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân. Qua khám nghiệm, kết quả xác định anh A bị ngã va đầu vào nền xưởng gây chấn thương phần mềm ở vùng chẩm trái (phía sau đầu). Bác sỹ kết luận ngã do cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị, nội soi cho thấy viêm dạ dày, viêm thực quản trào ngược. Bác sỹ lưu ý tình trạng này có thể tái phát, cần theo dõi thêm và hẹn tái khám sau 30 ngày. Bác sỹ cũng cho toa thuốc điều trị và lời dặn dò.
<< Bảo đảm an toàn trong lao động là trách nhiệm và quyền lợi của cả NLĐ & NSDLĐ (ảnh minh họa)
Đầu tuần này anh A đã trở lại làm việc. Trước mắt công ty đã đề nghị anh A tuyệt đối không được phép làm việc trên cao và phải luôn đội mũ an toàn, không làm thêm giờ. Tuy nhiên, công ty vẫn cảm thấy chưa an tâm, và muốn tham khảo ý kiến luật sư là: sự việc của anh A có phải là tai nạn lao động hay không? Và công ty cần phải làm gì để bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật. Xin chân thành cám ơn. (H. Q).
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Theo quy định tại Điều 142 BLLĐ 2012 thì một vụ việc được xác định là "tai nạn lao động" phải cùng lúc có đủ 3 yếu tố sau:
i) Gây tổn thương cho cơ thể NLĐ;
ii) Xảy ra trong quá trình lao động và
iii) Gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Theo thông tin của bạn, thì anh A ngã trong lúc làm việc, bị chấn thương phần mềm chẩm trái, là các yếu tố i) và ii) nói trên.
Lý do ngã được xác định là do anh A trước đó đau bụng dữ dội, như vậy không thỏa yếu tố iii). Tức là tổn thương không liên quan tới công việc đang làm. Hay nói rõ hơn là công việc đang làm không thể gây ảnh hưởng dẫn đến hậu quả NLĐ bị đau bụng (viêm dạ dày, thực quản). Nhiều khả năng đây là bệnh lý cá nhân của anh A từ trước. Dù chưa thật rõ và bệnh viện đã hẹn tái khám. Như vậy, theo tôi đây không phải là trường hợp "tai nạn lao động" như quy định trong luật.
Để bảo đảm an toàn lao động, trước mắt công ty cần lưu ý và nhắc nhở anh A phải cẩn thận, không làm những động tác mạnh, leo cao. Trong thời gian đến ngày tái khám, trong giờ làm việc có thể linh động cho anh A nghỉ thêm mỗi ca khoảng 30 đến 60 phút chẳng hạn. Nếu tình trạng xấu đi thì phải buộc tạm nghỉ việc chờ chữa trị. Công ty cũng cần yêu cầu anh A cam kết thông báo kịp thời, chính xác và đầy đủ về diễn biến sức khỏe của mình, để công ty có hướng bảo đảm an toàn trong lao động.
Sau khi có kết quả tái khám, nếu bác sỹ yêu cầu phải điều trị, khuyến cáo hoặc đến mức không đủ sức khỏe làm việc, thì hai bên có thể thỏa thuận về việc người lao động được nghỉ ốm để điều trị khám chữa bệnh. Theo các quy định về BHYT, BHXH ...
.....
* Quy định tại Bộ luật lao động 2012:
Điều 142. Tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Lý do ngã được xác định là do anh A trước đó đau bụng dữ dội, như vậy không thỏa yếu tố iii). Tức là tổn thương không liên quan tới công việc đang làm. Hay nói rõ hơn là công việc đang làm không thể gây ảnh hưởng dẫn đến hậu quả NLĐ bị đau bụng (viêm dạ dày, thực quản). Nhiều khả năng đây là bệnh lý cá nhân của anh A từ trước. Dù chưa thật rõ và bệnh viện đã hẹn tái khám. Như vậy, theo tôi đây không phải là trường hợp "tai nạn lao động" như quy định trong luật.
Để bảo đảm an toàn lao động, trước mắt công ty cần lưu ý và nhắc nhở anh A phải cẩn thận, không làm những động tác mạnh, leo cao. Trong thời gian đến ngày tái khám, trong giờ làm việc có thể linh động cho anh A nghỉ thêm mỗi ca khoảng 30 đến 60 phút chẳng hạn. Nếu tình trạng xấu đi thì phải buộc tạm nghỉ việc chờ chữa trị. Công ty cũng cần yêu cầu anh A cam kết thông báo kịp thời, chính xác và đầy đủ về diễn biến sức khỏe của mình, để công ty có hướng bảo đảm an toàn trong lao động.
Sau khi có kết quả tái khám, nếu bác sỹ yêu cầu phải điều trị, khuyến cáo hoặc đến mức không đủ sức khỏe làm việc, thì hai bên có thể thỏa thuận về việc người lao động được nghỉ ốm để điều trị khám chữa bệnh. Theo các quy định về BHYT, BHXH ...
.....
* Quy định tại Bộ luật lao động 2012:
Điều 142. Tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.
.....
Gửi câu hỏi đến email ecolaw2@gmail.com- để được luật sư tư vấn (miễn phí). Nội dung và câu hỏi gửi đến càng chi tiết, đầy đủ, thì nội dung trả lời sẽ càng chính xác, hiệu quả. Các câu hỏi - đáp (được mã hoá tên, địa chỉ để bảo mật) sẽ được đăng trên blog này để mọi người cùng tham khảo.
|
CLB Giám đốc nhân sự blog - địa chỉ tin cậy của mọi người
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét