Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

Quyết định tăng lương (biểu mẫu)

Trong quá trình làm việc theo HĐLĐ, thông thường sau một chu kỳ thời gian (tối đa 1-2 năm), phía NSDLĐ sẽ tăng lương cho NLĐ. Vấn đề tăng lương và mức lương về nguyên tắc là sự thỏa thuận giữa hai bên, nhưng thực hiện theo chính sách, quy định của NSDLĐ và hiệu quả lao động của NLĐ. Khi điều chỉnh tăng tiền lương cho NLĐ, phía NSDLĐ có thể ban hành "Quyết định tăng lương", xem như là một phụ lục của HĐLĐ. 

Dưới đây là một mẫu Quyết định tăng lương mà các doanh nghiệp có thể tham khảo.

<< Tiền lương cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có xem xét đến hiệu quả làm việc của NLĐ. Dù vậy ai cũng muốn được tăng lương! (ảnh minh họa)





 CÔNG TY TNHH XXX
Số: xxx/QĐ-NS/2020 
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc


TP. Hồ Chí Minh, ngày xxx tháng xxx năm 2020 


QUYẾT ĐỊNH

(V/v: Tăng lương cho Người lao động)

- Căn cứ qui định tại Bộ luật lao động.
- Căn cứ Thỏa ước lao động tập thể & Chính sách tiền lương của công ty LaVie.
- Căn cứ HĐLĐ số xxx ngày xxx và kết quả đánh giá hiệu quả lao động năm 2019 của NLĐ.



TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH XXX 
QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH

1. Mức lương mới & thời gian áp dụng:

- Tiền lương của ông Nguyễn Văn A - nhân viên kế toán, được tăng lên: XXX đồng/tháng.

- Thời gian áp dụng mức lương mới: từ tháng 4/2020.

Ghi chú: NLĐ chịu thuế TNCN (nếu có) theo quy định của pháp luật.

2. Phụ cấp:

- Các khoản phụ cấp của NLĐ (nếu có) áp dụng theo chính sách của công ty.

Điều 2. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và được xem là một Phụ lục của Hợp đồng lao động số xxx ngày xxx đã ký giữa hai bên.

Ông Nguyễn Văn A, Phòng Nhân sự, Phòng Kế toán có trách nhiệm thi hành quyết định này.


                                              TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH XXX
                                                                  (Ký tên, đóng dấu)




* Nơi nhận:
- Ông Nguyễn Văn A.
- Phòng NS, Phòng Kế toán.

.........

* Phân tích pháp lý của luật sư Trần Hồng Phong:

1. Quyết định này có thể xem là một Phụ lục của hợp đồng lao động đã ký giữa hai bên, vì vấn đề tiền lương/tăng lương là một nội dung quan trọng và không thể thiếu trong HĐLĐ.

2. Theo quy định tại BLLĐ, hình thức của HĐLĐ phải bằng "văn bản", 2 bản chính, mỗi bên giữ 1 bản. Phụ lục HĐLĐ/QĐ tăng lương là một bộ phận của HĐLĐ, do vậy cũng phải bảo đảm nguyên tắc thể hiện bằng văn bản, mỗi bên giữ 1 bản. Tức là công ty phải ban hành thành văn bản, trực tiếp giao cho NLĐ (NLĐ ký nhận vào Sổ theo dõi hoặc Biên bản giao nhận).

3. QĐ tăng lương nên lập thành 3 bản chính: NLĐ giữ 1 bản; Phòng Nhân sự giữ 1 bản (để lưu hồ sơ lao động); Phòng kế toán giữ 1 bản (để thực hiện chi trả lương hàng tháng).

4. Quyết định tăng lương được NSDLĐ ban hành dựa theo các căn cứ/cơ sở pháp lý nêu trong phần đầu Quyết định, nên không cần NLĐ phải ký vào. Chỉ cần phía NSDLĐ ban hành và gửi cho NLĐ một bản chính (như nói ở trên) là bảo đảm phù hợp về mặt pháp luật.

5. Lưu ý là theo quy định tại Điều 93 BLLĐ 2019, phía NSDLĐ phải xây dựng "Định mức lao động" làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động và trả lương. "Định mức lao động" hiểu nôm na là quy định về công việc và trách nhiệm của từng vị trí; NSDLĐ cá thể hóa, trở thành "Bản mô tả công việc" đính kèm HĐLĐ.

6. "Lương" ở đây cần hiểu là tiền lương của NLĐ mà phía NSDLĐ trả theo HĐLĐ (lương chính). Từ mức lương này, nếu phát sinh thuế TNCN thì NLĐ có trách nhiệm đóng thuế theo quy định chung. Do vậy, trong quyết định tăng lương cần có thêm câu ghi chú về vấn đề đóng thuế TNCN (nếu có) sẽ rõ ràng, chuẩn và chặt chẽ hơn.

7. Quyết định tăng lương cũng đồng thời là một quyết định hành chính (về lao động) của doanh nghiệp/NSDLĐ, do vậy văn bản này phải do người đại diện theo pháp luật của công ty (Tổng giám đốc) ký tên, đóng dấu. Nếu Giám đốc Nhân sự ký thì cần thêm chữ "TUQ" (thừa ủy quyền).

......




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét