Được Nhà nước trả kinh phí đi du học tại Úc nhưng sau đó không về địa phương làm việc như cam kết, 4 người con của 4 quan chức ở Quảng Ngãi đã bị Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định yêu cầu phải trả lại 9 tỉ đồng (gấp đôi số tiền Nhà nước đã bỏ ra).
<< Bên vi phạm cam kết (có lỗi) gây thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường thiệt hại. (ảnh minh họa)
Nhận tiền đi du học nhưng ... xù cam kết về làm việc!
Ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, cho biết qua kiểm tra xác định có 4 trường hợp du học nước ngoài nhưng không về làm việc tại tỉnh và bị buộc phải hoàn trả gấp đôi chi phí ngân sách đã chi với tổng số tiền khoảng 9 tỉ đồng.
Trong số 4 trường hợp, 3 người sau khi tốt nghiệp không về lại địa phương, 1 trường hợp về tỉnh làm việc được vài tháng rồi cũng bỏ đi.
4 người này là con của nguyên Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy (vừa nghỉ hưu), nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Tài chính và Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi. 4 trường hợp trên đi theo diện đề án thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Ngãi.
Lãnh đạo Sở Nội vụ Quảng Ngãi cho biết theo quy định, du học sinh sau khi tốt nghiệp 12 tháng nếu không về trình diện và làm việc tại tỉnh sẽ bị xử lý.
Trước đó, tháng 5/2012, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định 89/QĐ-UBND "Đề án đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và thu hút nhân lực có trình độ cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020".
Tại điểm C, phần 2 của Đề án trên quy định: Thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy trong nước và đại học nước ngoài xếp loại giỏi, xuất sắc tiếp tục đi học sau đại học, được hỗ trợ 100% kinh phí. Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 150 tỉ đồng giai đoạn 2011-2015. Trong đó, kinh phí đào tạo sau đại học ở trong nước là 30 tỉ, đào tạo nước ngoài là 118,5 tỉ đồng và kinh phí triển khai thực hiện Đề án là 1.5 tỉ đồng.
Chưa có tiền trả!
Trước việc con mình bị yêu cầu đền tiền, ông Phạm Thanh H., nguyên trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi, là cha của một trong số 4 người được cử đi đào tạo và vi phạm thỏa thuận với tỉnh Quảng Ngãi, cho hay gia đình chưa có tiền để trả cho Nhà nước.
Ông H giải thích: "Tháng 6/2017 tôi có gửi đơn đến Thường trực Tỉnh ủy, UBND, HĐND và Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi trình bày nguyện vọng của con (không về làm việc tại địa phương). Từ đó đến nay không thấy đơn vị nào trả lời, tôi cứ nghĩ tỉnh chấp nhận rồi.
Vừa rồi gia đình có nhận Quyết định thu hồi tiền ngân sách đã chi trả cho việc học tập của con tôi. Gia đình tôi đồng ý nộp lại 100% số tiền đã chi trả cho con tôi du học, còn yêu cầu nộp lại 200% số tiền đó thì gia đình tôi không có. Hiện nay gia đình tôi vẫn chưa trả đồng nào cho Nhà nước.
Con tôi đi du học ở một trường rất tốt ở Úc nên mọi chi phí cũng đắt đỏ, ngoài tiền ngân sách, gia đình tôi cũng phải bỏ ra khoảng 500 triệu đồng nữa để chi trả cho việc sinh hoạt, đi lại của con tôi. Tính ra 2 năm con tôi học ở đó mất hơn 1,7 tỉ đồng. Giờ Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu trả gấp 2 lần, là gần 3,5 tỷ đồng. Hiện nay hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn".
.......
* Bình luận của Luật sư Trần Hồng Phong:
1. Đây là một vụ việc điển hình của hành vi vi phạm thỏa thuận đào tạo (hay còn gọi là hợp đồng đào tạo). Phía NLĐ đã không thực hiện đúng cam kết của mình trước khi được cử đi đào tạo. Hợp đồng đào tạo có thể xem như là một "phụ lục" của hợp đồng lao động giữa hai bên, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
2. Theo quy định tại Điều 62 BLLĐ 2012 (và BLLĐ 2019), NLĐ và NSDLĐ phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động. Trong Hợp đồng đào tạo nghề phải có nội dung về chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của NLĐ trong trường hợp vi phạm cam kết.
3. Ngoài việc phải hoàn trả chi phí đào tạo, nếu hành vi vi phạm cam kết của NLĐ gây thiệt hại cho phía NSDLĐ, thì NLĐ còn phải bồi thường thiệt hại này. Đây là một nguyên tắc được quy định tại Bộ luật dân sự.
4. Trên thực tế, việc NLĐ vi cam cam kết về hợp đồng đào tạo không phải là quá hiếm. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chỉ vi phạm một phần. Chẳng hạn thay vi làm việc tối thiểu 5 năm như cam kết, thì NLĐ chỉ làm 2 năm rồi xin nghỉ. Trong trường hợp này, hai bên có thể thỏa thuận về việc bồi thường tương ứng với thời gian cam kết còn lại.
5. Đã có nhiều vụ án lao động liên quan đến tranh chấp về chi phí đào tạo được đưa ra xét xử tại Tòa án. Điều này cho thấy hai bên cần có những thỏa thuận thật rõ ràng, chặt chẽ và tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật trước khi đặt bút ký một hợp đồng đào tạo. Trong đó, vấn đề hoàn trả chi phí đào tạo và bồi thường là quan trọng nhất. Nhưng cũng phải hợp lý, chứ không phải là mang tính chất "trói buộc" quá đáng đối với NLĐ.
....
* Quy định tại Bộ luật lao động (2019):
Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
.......
Bài liên quan:
Ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, cho biết qua kiểm tra xác định có 4 trường hợp du học nước ngoài nhưng không về làm việc tại tỉnh và bị buộc phải hoàn trả gấp đôi chi phí ngân sách đã chi với tổng số tiền khoảng 9 tỉ đồng.
Trong số 4 trường hợp, 3 người sau khi tốt nghiệp không về lại địa phương, 1 trường hợp về tỉnh làm việc được vài tháng rồi cũng bỏ đi.
4 người này là con của nguyên Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy (vừa nghỉ hưu), nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Tài chính và Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi. 4 trường hợp trên đi theo diện đề án thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Ngãi.
Lãnh đạo Sở Nội vụ Quảng Ngãi cho biết theo quy định, du học sinh sau khi tốt nghiệp 12 tháng nếu không về trình diện và làm việc tại tỉnh sẽ bị xử lý.
Trước đó, tháng 5/2012, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định 89/QĐ-UBND "Đề án đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và thu hút nhân lực có trình độ cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020".
Tại điểm C, phần 2 của Đề án trên quy định: Thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy trong nước và đại học nước ngoài xếp loại giỏi, xuất sắc tiếp tục đi học sau đại học, được hỗ trợ 100% kinh phí. Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 150 tỉ đồng giai đoạn 2011-2015. Trong đó, kinh phí đào tạo sau đại học ở trong nước là 30 tỉ, đào tạo nước ngoài là 118,5 tỉ đồng và kinh phí triển khai thực hiện Đề án là 1.5 tỉ đồng.
Quyết định thu hồi kinh phí đào tạo do Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi ban hành (ảnh báo NLĐ)
Chưa có tiền trả!
Trước việc con mình bị yêu cầu đền tiền, ông Phạm Thanh H., nguyên trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi, là cha của một trong số 4 người được cử đi đào tạo và vi phạm thỏa thuận với tỉnh Quảng Ngãi, cho hay gia đình chưa có tiền để trả cho Nhà nước.
Ông H giải thích: "Tháng 6/2017 tôi có gửi đơn đến Thường trực Tỉnh ủy, UBND, HĐND và Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi trình bày nguyện vọng của con (không về làm việc tại địa phương). Từ đó đến nay không thấy đơn vị nào trả lời, tôi cứ nghĩ tỉnh chấp nhận rồi.
Vừa rồi gia đình có nhận Quyết định thu hồi tiền ngân sách đã chi trả cho việc học tập của con tôi. Gia đình tôi đồng ý nộp lại 100% số tiền đã chi trả cho con tôi du học, còn yêu cầu nộp lại 200% số tiền đó thì gia đình tôi không có. Hiện nay gia đình tôi vẫn chưa trả đồng nào cho Nhà nước.
Con tôi đi du học ở một trường rất tốt ở Úc nên mọi chi phí cũng đắt đỏ, ngoài tiền ngân sách, gia đình tôi cũng phải bỏ ra khoảng 500 triệu đồng nữa để chi trả cho việc sinh hoạt, đi lại của con tôi. Tính ra 2 năm con tôi học ở đó mất hơn 1,7 tỉ đồng. Giờ Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu trả gấp 2 lần, là gần 3,5 tỷ đồng. Hiện nay hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn".
Nguồn: Báo NLĐ
.......
* Bình luận của Luật sư Trần Hồng Phong:
Điều khoản về hoàn trả chi phí đào tạo và bồi thường là rất quan trọng
1. Đây là một vụ việc điển hình của hành vi vi phạm thỏa thuận đào tạo (hay còn gọi là hợp đồng đào tạo). Phía NLĐ đã không thực hiện đúng cam kết của mình trước khi được cử đi đào tạo. Hợp đồng đào tạo có thể xem như là một "phụ lục" của hợp đồng lao động giữa hai bên, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
2. Theo quy định tại Điều 62 BLLĐ 2012 (và BLLĐ 2019), NLĐ và NSDLĐ phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động. Trong Hợp đồng đào tạo nghề phải có nội dung về chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của NLĐ trong trường hợp vi phạm cam kết.
3. Ngoài việc phải hoàn trả chi phí đào tạo, nếu hành vi vi phạm cam kết của NLĐ gây thiệt hại cho phía NSDLĐ, thì NLĐ còn phải bồi thường thiệt hại này. Đây là một nguyên tắc được quy định tại Bộ luật dân sự.
4. Trên thực tế, việc NLĐ vi cam cam kết về hợp đồng đào tạo không phải là quá hiếm. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chỉ vi phạm một phần. Chẳng hạn thay vi làm việc tối thiểu 5 năm như cam kết, thì NLĐ chỉ làm 2 năm rồi xin nghỉ. Trong trường hợp này, hai bên có thể thỏa thuận về việc bồi thường tương ứng với thời gian cam kết còn lại.
5. Đã có nhiều vụ án lao động liên quan đến tranh chấp về chi phí đào tạo được đưa ra xét xử tại Tòa án. Điều này cho thấy hai bên cần có những thỏa thuận thật rõ ràng, chặt chẽ và tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật trước khi đặt bút ký một hợp đồng đào tạo. Trong đó, vấn đề hoàn trả chi phí đào tạo và bồi thường là quan trọng nhất. Nhưng cũng phải hợp lý, chứ không phải là mang tính chất "trói buộc" quá đáng đối với NLĐ.
....
* Quy định tại Bộ luật lao động (2019):
Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
.......
Bài liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét