Theo báo Thanh Niên, trong ngày đi làm việc trở lại sau kỳ nghỉ tết, hàng trăm công nhân công ty TNHH Delancey Street Furniture VN (Khu công nghiệp Rạch Bắp, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) đã hết sức bất ngờ khi hay tin công ty nơi mình làm việc đã giải thể.
<< Doanh nghiệp giải thể dẫn đến hậu quả NLĐ bị mất việc làm, mất thu nhập; đời sống thêm khó khăn (ảnh minh hoạ)
Ngày 17/2/2021, cơ quan chức năng thị xã Bến Cát đã làm việc với Công ty TNHH Delancey Street Furniture VN để bảo vệ quyền lợi cho công nhân sau khi nhận được thông tin hàng trăm công nhân đến làm việc nhưng nhà máy của công ty đóng cửa.
Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện Công ty TNHH Delancey Street Furniture VN cho rằng công ty đã ra thông báo giải thể từ ngày 6/2/2021, nhưng do thời điểm này công nhân đã nghỉ tết, nên không thông báo hết cho mọi người được (!?)
Đoàn công tác của các cơ quan chức năng TX. Bến Cát đã lập biên bản, đồng thời yêu cầu Công ty TNHH Delancey Street Furniture VN thực hiện đúng trình tự, thủ tục giải thể của công ty và trả lương ngừng việc cho người lao động.
1. Có thể nói, không có chủ doanh nghiệp nào muốn giải thể doanh nghiệp, trừ khi làm ăn thua lỗ, thất bại. Tuy nhiên dù thông cảm, thì việc Công ty TNHH Delancey Street Furniture VN, với tư cách là Người sử dụng lao động, đã không thông báo cho Người lao động khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể và không/chưa thực hiện trách nhiệm bảo đảm quyền lợi cho NLĐ là không đúng với quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của NLĐ.
Cụ thể hơn: việc doanh nghiệp giải thể sẽ dẫn đến hậu quả chấm dứt HĐLĐ giữa hai bên. Tại Khoản 2 Điều 48 Bộ luật lao động - BLLĐ 2019 quy định khi doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp có nghĩa vụ ưu tiên thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động.
* Quy định tại Bộ luật lao động 2019:
Điều 46. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 47. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện Công ty TNHH Delancey Street Furniture VN cho rằng công ty đã ra thông báo giải thể từ ngày 6/2/2021, nhưng do thời điểm này công nhân đã nghỉ tết, nên không thông báo hết cho mọi người được (!?)
Đoàn công tác của các cơ quan chức năng TX. Bến Cát đã lập biên bản, đồng thời yêu cầu Công ty TNHH Delancey Street Furniture VN thực hiện đúng trình tự, thủ tục giải thể của công ty và trả lương ngừng việc cho người lao động.
Đại diện công ty cũng cam kết sau khi thực hiện các thủ tục pháp lý để giải thể sẽ chi trả đầy đủ các chế độ cho người lao động.
Theo báo Thanh Niên, Công ty TNHH Delancey Street Furniture VN (100% vốn FDI) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bàn ghế, nệm da… ở KCN Rạch Bắp, Bình Dương từ 2019 với hàng trăm công nhân làm việc tại đây.
......
Bình luận của Luật sư Trần Hồng Phong:
2. Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ còn tồn đọng về thuế, cũng như trả lương đầy đủ và giải quyết chế độ cho NLĐ theo đúng quy định.
3. Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 48 BLLĐ 2019, trong thời hạn 14 ngày kể từ khi HĐLĐ chấm dứt, Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
....
Điều 46. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 47. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét