NLĐ có quyền khởi kiện ra toà án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị sa thải trái pháp luật (ảnh minh hoạ)
Theo tôi được biết, thì án dân sự của tôi chỉ có thời hạn giải quyết tại tòa là 12 tháng, kể từ lúc tòa nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Vậy cho tôi hỏi, nếu quá 12 tháng, mà tòa vẫn không xử thì án của tôi có hết hiệu lực không ? Tôi có phải khởi kiện lại từ đầu không? hay là buộc trong vòng 12 tháng, tòa phải xử án của tôi? Xin luật sư cho tôi biết để tôi an tâm chờ đợi. Vì quyết định này mà việc đi xin làm ở chỗ khác của tôi rất khó khăn, làm ảnh hưởng đến đời sống của tôi và gia đình. Xin chân thành cảm ơn. (Doan Qu. )
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Trường hợp của anh có thể hình dung công ty có dấu hiệu sa thải (buộc thôi việc) hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, danh dự của người lao động.
Việc anh kiện ra Tòa, tòa tiến hành hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong vụ án lao động. Mặt khác, theo lời anh nói thì giữa hai bên đã đạt được hướng hòa giải. Cụ thể công ty chấp nhận bồi thường cho anh 80 triệu đồng. Trong trường hợp này, theo luật gọi là “hòa giải thành”. Theo quy định, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hòa giải thành, nếu không bên nào thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ ban hành một văn bản gọi là “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự”, có nội dung công nhận việc công ty bồi thường cho anh 80 triệu đồng.
Theo tôi được biết, thì án dân sự của tôi chỉ có thời hạn giải quyết tại tòa là 12 tháng, kể từ lúc tòa nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Vậy cho tôi hỏi, nếu quá 12 tháng, mà tòa vẫn không xử thì án của tôi có hết hiệu lực không ? Tôi có phải khởi kiện lại từ đầu không? hay là buộc trong vòng 12 tháng, tòa phải xử án của tôi? Xin luật sư cho tôi biết để tôi an tâm chờ đợi. Vì quyết định này mà việc đi xin làm ở chỗ khác của tôi rất khó khăn, làm ảnh hưởng đến đời sống của tôi và gia đình. Xin chân thành cảm ơn. (Doan Qu. )
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Trường hợp của anh có thể hình dung công ty có dấu hiệu sa thải (buộc thôi việc) hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, danh dự của người lao động.
Việc anh kiện ra Tòa, tòa tiến hành hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong vụ án lao động. Mặt khác, theo lời anh nói thì giữa hai bên đã đạt được hướng hòa giải. Cụ thể công ty chấp nhận bồi thường cho anh 80 triệu đồng. Trong trường hợp này, theo luật gọi là “hòa giải thành”. Theo quy định, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hòa giải thành, nếu không bên nào thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ ban hành một văn bản gọi là “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự”, có nội dung công nhận việc công ty bồi thường cho anh 80 triệu đồng.
Quyết định này có giá trị tương đương một bản án có hiệu lực pháp luật, có giá trị thi hành ngay. Hay nói cách khác, vụ việc của anh xem như đã “xử xong”, anh không cần phải khởi kiện gì nữa cả.
Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy rất thắc mắc là sao không thấy anh đề cập gì đến Quyết định của Tòa. Hay Tòa án đã cung cấp cho anh chưa? Việc này cần chủ động đến hỏi. Nếu Toà vẫn chưa ban hành Quyết định, thì sẽ phải tổ chức hoà giải lại. Sau khi có Quyết định công nhận sự thỏa thuận nói trên, vụ việc của anh chuyển qua giai đoạn thi hành (gọi là “thi hành án”).
Riêng tình huống anh thắc mắc là "thời hạn giải quyết ở Toà án 12 tháng" là chưa hiểu đúng. 12 tháng là "thời hiệu khởi kiện" các tranh chấp về lao động. Tức là trong vòng 12 tháng kể từ ngày xảy ra tranh chấp, các bên phải khởi kiện, nếu quá thời gian này sẽ mất quyền khởi kiện. Tức là Toà án sẽ không thụ lý giải quyết nữa. Còn thời gian giải quyết một vụ án dân sự/lao động nói chung, thường khoảng trong vòng 4 tháng. (Vấn đề này quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự). Vụ án của anh đang được Toà án thụ lý, nên anh không cần phải lo lắng về vấn đề thời hiệu nữa.
Giả sử đã có Quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên do Toà án ban hành. Nếu công ty không tự nguyện thi hành án (tức không trả 80 triệu đồng cho anh), thì anh có quyền gửi Đơn yêu cầu thi hành án đến Chi Cục thi hành án dân sự, nơi công ty có trụ sở. Cơ quan thi hành án sẽ hỗ trợ anh bằng cách yêu cầu hoặc cưỡng chế công ty phải trả tiền cho anh. Thủ tục cụ thể như thế nào, anh cần liên hệ trực tiếp với cơ quan thi hành án (cũng đơn giản thôi).
Về việc làm, theo tôi hiện nay anh hoàn toàn có quyền và nên chủ động xin đi làm ở chỗ khác, vì anh đã kết thúc hợp đồng lao động với phía công ty. (Anh cần liên hệ với công ty để làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động, nhận lại sổ BHXH của mình). Mặt khác, theo tôi nghĩ, với kết luận của cơ quan công an và “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự” như nói trên, hoàn toàn có đủ cơ sở để chứng minh anh là người “trong sạch”. Chúc anh gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Thân mến.
Giả sử đã có Quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên do Toà án ban hành. Nếu công ty không tự nguyện thi hành án (tức không trả 80 triệu đồng cho anh), thì anh có quyền gửi Đơn yêu cầu thi hành án đến Chi Cục thi hành án dân sự, nơi công ty có trụ sở. Cơ quan thi hành án sẽ hỗ trợ anh bằng cách yêu cầu hoặc cưỡng chế công ty phải trả tiền cho anh. Thủ tục cụ thể như thế nào, anh cần liên hệ trực tiếp với cơ quan thi hành án (cũng đơn giản thôi).
Về việc làm, theo tôi hiện nay anh hoàn toàn có quyền và nên chủ động xin đi làm ở chỗ khác, vì anh đã kết thúc hợp đồng lao động với phía công ty. (Anh cần liên hệ với công ty để làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động, nhận lại sổ BHXH của mình). Mặt khác, theo tôi nghĩ, với kết luận của cơ quan công an và “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự” như nói trên, hoàn toàn có đủ cơ sở để chứng minh anh là người “trong sạch”. Chúc anh gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Thân mến.
........
Bài liên quan:
Quý vị hãy gửi câu hỏi đến
email ecolaw2@gmail.com - để được luật sư tư vấn (hoàn toàn miễn phí). Nội dung và
câu hỏi gửi đến càng chi tiết, đầy đủ, thì nội dung trả lời sẽ càng chính
xác, hiệu quả. Các câu hỏi - đáp (được
mã hoá tên, địa chỉ để bảo mật) sẽ được đăng trên blog này để mọi người cùng
tham khảo, phổ biến pháp luật.
|
Câu lạc bộ Giám đốc nhân sự blog - địa chỉ tin cậy của mọi người
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét