Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu
Hợp đồng ủy quyền là một trong những giao dịch dân sự rất phổ biến và thông dụng trong đời sống xã hội. Tại doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể uỷ quyền cho người khác thay mình giao kết (ký) hợp đồng lao động. Vấn đề này được quy định tại Bộ luật dân sự (2015). Dưới đây chúng tôi giới thiệu và giải thích một số vấn đề cơ bản, liên quan.
Hợp đồng uỷ quyền là một giao dịch dân sự, phải được lập thành văn bản, với sự đồng ý của cả hai bên (ảnh minh hoạ)
I. Hợp đồng ủy quyền là gì?
Theo Điều 562 Bộ luật dân sự (2015), "hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định".
Hiểu một cách đơn giản "ủy quyền" là việc một người "nhờ" (ủy quyền) cho người khác nhân danh mình thực hiện một công việc nào đó, thuộc quyền và/hoặc nghĩa vụ của mình.
Ví dụ: Ông A là chủ sở hữu căn nhà số XXX đang cho công ty C thuê làm trụ sở. Vì lý do phải đi xa, ông A ủy quyền cho ông B thay mặt mình hàng tháng liên hệ với công ty C để nhận tiền cho thuê nhà. Hoặc có thể ông A ủy quyền cho ông B được phép đại diện theo ủy quyền, ký hợp đồng bán căn nhà nay cho một bên thứ ba nào đó.
Về nguyên tắc, hợp đồng ủy quyền phải lập thành văn bản (có tên là "hợp đồng ủy quyền"), và lập ở Phòng công chứng. Vì nếu không có văn bản, thì không có bằng chứng hoặc bằng chứng không đầy đủ, rõ ràng về việc ông A có ủy quyền cho ông B (theo ví dụ trên). Còn việc lập tại Phòng công chứng, để công chứng viên kiểm tra và chứng thực hai bên (ủy quyền và nhận ủy quyền) có đủ năng lực hành vi dân sự để có thể ủy quyền và thực hiện công việc theo ủy quyền, cũng như cơ sở, căn cứ của việc ủy quyền. (Chẳng hạn nếu ông A không có giấy tờ chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà XXX, thì ông không thể ủy quyền cho ông B bán nhà này cho người khác được).
Trong thực tế cuộc sống, hợp đồng ủy quyền được thể hiện một cách phong phú và rộng rãi. Miễn bảo đảm những được nguyên tắc cơ bản do pháp luật quy định.
Chẳng hạn như thay vì có tên là "Hợp đồng ủy quyền", thì có thể có tiêu đề là "Giấy uỷ quyền" - với nội dung đơn giản, cô đọng hơn.
Hoặc trong hoạt động của các doanh nghiệp, dựa trên cơ sở quy định tại Bộ luật dân sự về hợp đồng ủy quyền, giám đốc công ty có thể và thường lập "Giấy ủy quyền" cho người khác thay mình tham dự phiên tòa, hay ký hợp đồng thương mại, hợp đồng lao động ...vv.
II. Nội dung cơ bản của hợp đồng ủy quyền
Để việc ủy quyền hợp pháp và khả thi (tức là có thể thực hiện được), trong hợp đồng ủy quyền nhất thiết phải thể hiện những nội dung cơ bản sau đây:
Bên ủy quyền - họ và tên, căn cước, địa chỉ, thông tin liên hệ.
- Nếu giám đốc doanh nghiệp ủy quyền, thì lập thành Giấy uỷ quyền, và chỉ cần chữ ký của hai bên (bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền) và đóng dấu công ty là bảo đảm giá trị pháp lý.
.......
I. Hợp đồng ủy quyền là gì?
Theo Điều 562 Bộ luật dân sự (2015), "hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định".
Hiểu một cách đơn giản "ủy quyền" là việc một người "nhờ" (ủy quyền) cho người khác nhân danh mình thực hiện một công việc nào đó, thuộc quyền và/hoặc nghĩa vụ của mình.
Ví dụ: Ông A là chủ sở hữu căn nhà số XXX đang cho công ty C thuê làm trụ sở. Vì lý do phải đi xa, ông A ủy quyền cho ông B thay mặt mình hàng tháng liên hệ với công ty C để nhận tiền cho thuê nhà. Hoặc có thể ông A ủy quyền cho ông B được phép đại diện theo ủy quyền, ký hợp đồng bán căn nhà nay cho một bên thứ ba nào đó.
Về nguyên tắc, hợp đồng ủy quyền phải lập thành văn bản (có tên là "hợp đồng ủy quyền"), và lập ở Phòng công chứng. Vì nếu không có văn bản, thì không có bằng chứng hoặc bằng chứng không đầy đủ, rõ ràng về việc ông A có ủy quyền cho ông B (theo ví dụ trên). Còn việc lập tại Phòng công chứng, để công chứng viên kiểm tra và chứng thực hai bên (ủy quyền và nhận ủy quyền) có đủ năng lực hành vi dân sự để có thể ủy quyền và thực hiện công việc theo ủy quyền, cũng như cơ sở, căn cứ của việc ủy quyền. (Chẳng hạn nếu ông A không có giấy tờ chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà XXX, thì ông không thể ủy quyền cho ông B bán nhà này cho người khác được).
Trong thực tế cuộc sống, hợp đồng ủy quyền được thể hiện một cách phong phú và rộng rãi. Miễn bảo đảm những được nguyên tắc cơ bản do pháp luật quy định.
Chẳng hạn như thay vì có tên là "Hợp đồng ủy quyền", thì có thể có tiêu đề là "Giấy uỷ quyền" - với nội dung đơn giản, cô đọng hơn.
Hoặc trong hoạt động của các doanh nghiệp, dựa trên cơ sở quy định tại Bộ luật dân sự về hợp đồng ủy quyền, giám đốc công ty có thể và thường lập "Giấy ủy quyền" cho người khác thay mình tham dự phiên tòa, hay ký hợp đồng thương mại, hợp đồng lao động ...vv.
II. Nội dung cơ bản của hợp đồng ủy quyền
Để việc ủy quyền hợp pháp và khả thi (tức là có thể thực hiện được), trong hợp đồng ủy quyền nhất thiết phải thể hiện những nội dung cơ bản sau đây:
Bên ủy quyền - họ và tên, căn cước, địa chỉ, thông tin liên hệ.
Bên nhận ủy quyền - họ và tên, căn cước, địa chỉ, thông tin liên hệ.
Nội dung và phạm vi ủy quyền: ủy quyền về việc gì? quyền hạn và nghĩa vụ của người nhận ủy quyền.
Thời hạn ủy quyền: trong thời gian bao lâu? đến khi nào thì chấm dứt?
Việc chấm dứt ủy quyền: những tình huống, diều kiện chấm dứt hợp đồng ủy quyền.
Thù lao ủy quyền: (nếu có).
Cam kết và chữ ký của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền về việc ủy quyền.
Cuối cùng, một lưu ý quan trọng không thể bỏ qua là Bên ủy quyền luôn cần bảo đảm nguyên tắc "chọn mặt gửi vàng" khi ủy quyền. Chỉ nên ủy quyền cho người mình quen biết, tin tưởng và có khả năng thực hiện công việc được ủy quyền một cách hiệu quả. Nếu không bảo đảm nguyên tắc này, thì có thể xảy ra rủi ro, tranh chấp, thiệt hại ...
Lưu ý:
- Nếu hợp đồng uỷ quyền được lập tại Phòng công chứng, thì sẽ có phần chứng thực của công chứng viên.
Cuối cùng, một lưu ý quan trọng không thể bỏ qua là Bên ủy quyền luôn cần bảo đảm nguyên tắc "chọn mặt gửi vàng" khi ủy quyền. Chỉ nên ủy quyền cho người mình quen biết, tin tưởng và có khả năng thực hiện công việc được ủy quyền một cách hiệu quả. Nếu không bảo đảm nguyên tắc này, thì có thể xảy ra rủi ro, tranh chấp, thiệt hại ...
Lưu ý:
- Nếu hợp đồng uỷ quyền được lập tại Phòng công chứng, thì sẽ có phần chứng thực của công chứng viên.
- Nếu giám đốc doanh nghiệp ủy quyền, thì lập thành Giấy uỷ quyền, và chỉ cần chữ ký của hai bên (bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền) và đóng dấu công ty là bảo đảm giá trị pháp lý.
.......
* Quy định tại Bộ luật dân sự (2015):
Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 563. Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Điều 564. Ủy quyền lại
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 563. Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Điều 564. Ủy quyền lại
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.
Điều 566. Quyền của bên được ủy quyền
1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
Điều 567. Nghĩa vụ của bên ủy quyền
1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Điều 568. Quyền của bên ủy quyền
1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.
Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
...........
Bài liên quan:
* Quy định về uỷ quyền trong giao kết Hợp đồng lao động
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.
Điều 566. Quyền của bên được ủy quyền
1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
Điều 567. Nghĩa vụ của bên ủy quyền
1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Điều 568. Quyền của bên ủy quyền
1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.
Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
...........
Bài liên quan:
* Quy định về uỷ quyền trong giao kết Hợp đồng lao động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét