Theo quy định, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (thường là giám đốc, có tên ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) là người có thẩm quyền và trách nhiệm ký hợp đồng lao động (giao kết HĐLĐ) bên phía NSDLĐ.
Tuy nhiên, tại những doanh nghiệp lớn, sử dụng hàng trăm, hàng ngàn lao động, thì việc giám đốc công ty trực tiếp giao kết/ký kết HĐLĐ là không khả thi và kém hiệu quả. Vì giám đốc công ty rất nhiều việc phải quản lý, điều hành. Trong những tình huống như vậy, pháp luật cho phép người đại diện theo pháp luật của phía NSDLĐ có thể uỷ quyền cho người khác trong công ty thay mình ký/giao kết HĐLĐ. Việc uỷ quyền phải thể hiện bằng văn bản, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
I. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật dân sự (2015)
- Bộ luật lao động (2019)
II. Uỷ quyền là gì? Giấy uỷ quyền
Uỷ quyền là việc một người giao/uỷ quyền cho một người khác thay mặt mình thực hiện một công việc hay nghĩa vụ cụ thể nào đó.
Hợp đồng uỷ quyền, hay có thể gọi là "giấy uỷ quyền", là văn bản thoả thuận giữa hai bên, thể hiện nội dung uỷ quyền và những vấn đề có liên quan đến việc uỷ quyền. Vấn đề này được quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự, hợp đồng uỷ quyền có những đặc điểm và nội dung cơ bản sau đây:
- Phải là sự thoả thuận giữa hai bên. Không bên nào ép buộc hay lừa dối bên kia trong việc uỷ quyền.
- Trong văn bản phải thể hiện rõ nội dung uỷ quyền (uỷ quyền làm việc gì: phạm vi, điều kiện liên quan...vv)
- Phải xác định rõ thời hạn uỷ quyền (uỷ quyền trong thời gian bao lâu? khi nào kết thúc việc uỷ quyền?)
- Bên uỷ quyền chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
- Các bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
Lưu ý:
- Thông thường, nếu cá nhân uỷ quyền cho cá nhân - thì hai bên phải đến Phòng Công chứng hoặc UBND phường để chứng thực, xác nhận chữ ký trong Hợp đồng uỷ quyền/Giấy uỷ quyền.
- Còn trong một tổ chức, hay doanh nghiệp (có tư cách pháp nhân, con dấu) - thì người đại diện theo pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp có thể lập văn bản là "Giấy uỷ quyền" rồi ký tên, đóng dấu vào là hợp lệ - về phía bên uỷ quyền. Tất nhiên nội dung Giấy uỷ quyền vẫn phải bảo đảm đúng theo quy định tại Bộ luật dân sự, phải được bên nhận uỷ quyền đồng ý.
III. Uỷ quyền giao kết hợp đồng lao động
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 BLLĐ 2019 về thẩm quyền giao kết HĐLĐ, thì người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
Như vậy, chúng ta thấy rằng người đại diện theo pháp luật phía NSDLĐ có thể uỷ quyền cho người khác (cùng làm việc trong doanh nghiệp) đại diện cho mình giao kết/ký kết hợp đồng lao động với NLĐ.
Việc uỷ quyền này (nếu có) phải được lập thành văn bản, gọi là Giấy uỷ quyền.
Tại những doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều lao động, hoặc theo sự phân công, phân cấp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (thường là Giám đốc/Tổng giám đốc) thay vì trực tiếp ký kết HĐLĐ với NLĐ, có thể uỷ quyền cho Phó giám đốc; hay Giám đốc nhân sự/Trưởng phòng nhân sự).
Có một điều cần lưu ý, là theo quy định tại Khoản 5 Điều 18 BLLĐ 2019, thì "người được ủy quyền giao kết HĐLĐ không được ủy quyền lại cho người khác giao kết HĐLĐ".
Ví dụ: Giám đốc/người đại diện theo pháp luật của công ty A lập giấy uỷ quyền, uỷ quyền cho Phó giám đốc công ty là người đại diện theo uỷ quyền giao kết/ký kết HĐLĐ. Như vậy, vị Phó giám đốc này không có quyền lập giấy uỷ quyền, uỷ quyền cho một người khác giao kết HĐLĐ.
* Mẫu Giấy uỷ quyền giao kết HĐLĐ:
Trước đây, khi BLLĐ 2012 còn hiệu lực, tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định giấy uỷ quyền về việc ký/giao kết HĐLĐ phải được làm theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định. Theo đó, Bộ LĐTBXH đã ban hành Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định về uỷ quyền giao kết HĐLĐ, kèm theo là mẫu "Giấy uỷ quyền". Tuy nhiên hiện nay BLLĐ 2019 đã thay thế BLLĐ 2012, như vậy có thể hiểu là những văn bản hướng dẫn thi hành BLLĐ 2012 cũng đã hết hiệu lực. Nói chung, mẫu Giấy uỷ quyền quy định tại Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH cũng bao gồm những nội dung cơ bản như giới thiệu ở trên.
>> Tham khảo mẫu "Giấy uỷ quyền giao kết HĐLĐ" trong mục "Biểu mẫu" trong website này.
- Bộ luật dân sự (2015)
- Bộ luật lao động (2019)
II. Uỷ quyền là gì? Giấy uỷ quyền
Uỷ quyền là việc một người giao/uỷ quyền cho một người khác thay mặt mình thực hiện một công việc hay nghĩa vụ cụ thể nào đó.
Hợp đồng uỷ quyền, hay có thể gọi là "giấy uỷ quyền", là văn bản thoả thuận giữa hai bên, thể hiện nội dung uỷ quyền và những vấn đề có liên quan đến việc uỷ quyền. Vấn đề này được quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự, hợp đồng uỷ quyền có những đặc điểm và nội dung cơ bản sau đây:
- Phải là sự thoả thuận giữa hai bên. Không bên nào ép buộc hay lừa dối bên kia trong việc uỷ quyền.
- Trong văn bản phải thể hiện rõ nội dung uỷ quyền (uỷ quyền làm việc gì: phạm vi, điều kiện liên quan...vv)
- Phải xác định rõ thời hạn uỷ quyền (uỷ quyền trong thời gian bao lâu? khi nào kết thúc việc uỷ quyền?)
- Bên uỷ quyền chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
- Các bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
Lưu ý:
- Thông thường, nếu cá nhân uỷ quyền cho cá nhân - thì hai bên phải đến Phòng Công chứng hoặc UBND phường để chứng thực, xác nhận chữ ký trong Hợp đồng uỷ quyền/Giấy uỷ quyền.
- Còn trong một tổ chức, hay doanh nghiệp (có tư cách pháp nhân, con dấu) - thì người đại diện theo pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp có thể lập văn bản là "Giấy uỷ quyền" rồi ký tên, đóng dấu vào là hợp lệ - về phía bên uỷ quyền. Tất nhiên nội dung Giấy uỷ quyền vẫn phải bảo đảm đúng theo quy định tại Bộ luật dân sự, phải được bên nhận uỷ quyền đồng ý.
III. Uỷ quyền giao kết hợp đồng lao động
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 BLLĐ 2019 về thẩm quyền giao kết HĐLĐ, thì người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
Như vậy, chúng ta thấy rằng người đại diện theo pháp luật phía NSDLĐ có thể uỷ quyền cho người khác (cùng làm việc trong doanh nghiệp) đại diện cho mình giao kết/ký kết hợp đồng lao động với NLĐ.
Việc uỷ quyền này (nếu có) phải được lập thành văn bản, gọi là Giấy uỷ quyền.
Tại những doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều lao động, hoặc theo sự phân công, phân cấp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (thường là Giám đốc/Tổng giám đốc) thay vì trực tiếp ký kết HĐLĐ với NLĐ, có thể uỷ quyền cho Phó giám đốc; hay Giám đốc nhân sự/Trưởng phòng nhân sự).
Có một điều cần lưu ý, là theo quy định tại Khoản 5 Điều 18 BLLĐ 2019, thì "người được ủy quyền giao kết HĐLĐ không được ủy quyền lại cho người khác giao kết HĐLĐ".
Ví dụ: Giám đốc/người đại diện theo pháp luật của công ty A lập giấy uỷ quyền, uỷ quyền cho Phó giám đốc công ty là người đại diện theo uỷ quyền giao kết/ký kết HĐLĐ. Như vậy, vị Phó giám đốc này không có quyền lập giấy uỷ quyền, uỷ quyền cho một người khác giao kết HĐLĐ.
* Mẫu Giấy uỷ quyền giao kết HĐLĐ:
Trước đây, khi BLLĐ 2012 còn hiệu lực, tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định giấy uỷ quyền về việc ký/giao kết HĐLĐ phải được làm theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định. Theo đó, Bộ LĐTBXH đã ban hành Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định về uỷ quyền giao kết HĐLĐ, kèm theo là mẫu "Giấy uỷ quyền". Tuy nhiên hiện nay BLLĐ 2019 đã thay thế BLLĐ 2012, như vậy có thể hiểu là những văn bản hướng dẫn thi hành BLLĐ 2012 cũng đã hết hiệu lực. Nói chung, mẫu Giấy uỷ quyền quy định tại Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH cũng bao gồm những nội dung cơ bản như giới thiệu ở trên.
>> Tham khảo mẫu "Giấy uỷ quyền giao kết HĐLĐ" trong mục "Biểu mẫu" trong website này.
IV. Hợp đồng lao động bị xem là vô hiệu nếu người giao kết không đúng thẩm quyền
Theo quy định tại Bộ luật dân sự, một giao kết/hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi người tham gia giao kết/ký kết (gọi là "chủ thể") là người có thẩm quyền giao kết.
Trong lĩnh vực pháp luật lao động, tại Điểm b Khoản 1 Điều 49 BLLĐ 2019 quy định nếu người giao kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền thì HĐLĐ sẽ bị xem là vô hiệu, không có giá trị pháp lý.
Theo quy định tại Điều 51 BLLĐ 2019, trong trường hợp HĐLĐ bị cơ quan có thẩm quyền/Toà án tuyên bố là vô hiệu, thì các bên phải ký lại HĐLĐ theo đúng quy định.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự, một giao kết/hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý khi người tham gia giao kết/ký kết (gọi là "chủ thể") là người có thẩm quyền giao kết.
Trong lĩnh vực pháp luật lao động, tại Điểm b Khoản 1 Điều 49 BLLĐ 2019 quy định nếu người giao kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền thì HĐLĐ sẽ bị xem là vô hiệu, không có giá trị pháp lý.
Theo quy định tại Điều 51 BLLĐ 2019, trong trường hợp HĐLĐ bị cơ quan có thẩm quyền/Toà án tuyên bố là vô hiệu, thì các bên phải ký lại HĐLĐ theo đúng quy định.
..........
* Quy định tại BLLĐ 2019:
Điều 13. Hợp đồng lao động
* Quy định tại BLLĐ 2019:
Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Điều 49. Hợp đồng lao động vô hiệu
Điều 49. Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Điều 50. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Điều 51. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:
a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.
2. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
.....................
.....................
Hợp đồng lao động
- Quy định về Hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động & nội dung hợp đồng lao động (sơ đồ tóm lược)
- Quy định về HĐLĐ đối với giám đốc doanh nghiệp Nhà nước
- Ai là người có thẩm quyền giao kết/ký Hợp đồng lao động?
- Quy định về uỷ quyền trong giao kết Hợp đồng lao động
- Quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
- Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
- Quyền đơn phương chấm dứt HĐLD của Người lao động (sơ đồ tóm lược)
- Thế nào là: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
- Quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động vô hiệu
- Trình tự, thủ tục tuyên bố HĐLĐ vô hiệu của Thanh tra lao động & xử lý HĐLĐ vô hiệu
- Trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm & Cách tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm
- Quy định về cho thuê lại lao động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét