Tuổi nghỉ hưu của Nhật Bản, 65 tuổi cho cả nam và nữ, vốn đã khá cao so với các quốc gia khác. Nhưng tỷ lệ sinh đẻ ngày càng thấp đồng thời tình trạng lão hóa dân số diễn biến nhanh, Nhật Bản đang phải đối phó với vấn đề thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Chính phủ nước này ước tính, đến năm 2065, số lượng công dân trên 65 tuổi sẽ tăng từ 27% lên 38% tổng dân số.
Theo đề xuất mới, từ 65 đến 74 tuổi sẽ được coi là "tiền cao tuổi", trên 75 tuổi là cao tuổi. Và những người trên 90 tuổi là "thượng thọ".
Áp lực lên quỹ hưu trí không phải nguyên nhân dẫn đến đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, bác sĩ Yasuyoshi Ouchi, cựu chủ tịch Hội Lão khoa Nhật Bản, khẳng định.
"Nhiều người ở tuổi 60 hay 65 bị buộc phải về hưu trong khi họ vẫn cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Những người này vốn quen với việc hỗ trợ người khác nay bỗng dưng phải sống phụ thuộc. Chúng tôi nghĩ kiểu tư duy này đã quá lạc hậu", bác sĩ Ouchi phát biểu trước báo giới hôm 18/7. Ông Ouchi nhấn mạnh rằng chính phủ và xã hội nên tạo điều kiện cho những người trên 60 tiếp tục làm việc hoặc tham gia các công việc tình nguyện giúp đỡ cộng đồng.
Theo đề xuất mới, từ 65 đến 74 tuổi sẽ được coi là "tiền cao tuổi", trên 75 tuổi là cao tuổi. Và những người trên 90 tuổi là "thượng thọ".
Áp lực lên quỹ hưu trí không phải nguyên nhân dẫn đến đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, bác sĩ Yasuyoshi Ouchi, cựu chủ tịch Hội Lão khoa Nhật Bản, khẳng định.
"Nhiều người ở tuổi 60 hay 65 bị buộc phải về hưu trong khi họ vẫn cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Những người này vốn quen với việc hỗ trợ người khác nay bỗng dưng phải sống phụ thuộc. Chúng tôi nghĩ kiểu tư duy này đã quá lạc hậu", bác sĩ Ouchi phát biểu trước báo giới hôm 18/7. Ông Ouchi nhấn mạnh rằng chính phủ và xã hội nên tạo điều kiện cho những người trên 60 tiếp tục làm việc hoặc tham gia các công việc tình nguyện giúp đỡ cộng đồng.
..........
Quốc tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét