Tại các doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn cơ sở được thành lập để đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Cùng đó, NLĐ có quyền và tạo điều kiện thuận lợi để tự nguyện tham gia vào Công đoàn. Vậy đối tượng cụ thể nào được xem xét, kết nạp là đoàn viên Công đoàn? Trình tự, thủ tục kết nạp ra sao? Đoàn viên Công đoàn có quyền và trách nhiệm gì? ...
Dưới đây là quy định cụ thể.
I. Cơ sở pháp lý:
I. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật lao động (2012)
- Luật công đoàn (2012)
- Điều lệ Công đoàn Việt Nam (2013)
- Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 4/3/2014 của Tổng liên đoàn lao động - thi hành Điều lệ công đoàn VN
II. Đối tượng và điều kiện kết nạp, công nhận đoàn viên Công đoàn Việt Nam
II. Đối tượng và điều kiện kết nạp, công nhận đoàn viên Công đoàn Việt Nam
1. Đối tượng được kết nạp vào tổ chức công đoàn, gồm:
- Người lao động Việt Nam làm việc trong Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp);
- Người Việt Nam lao động tự do hợp pháp không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn.
Cụ thể:
* Người Việt Nam đang làm việc, hưởng lương trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức, Bộ luật Lao động bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức, lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Riêng cơ quan xã, phường, thị trấn còn bao gồm cả những người hưởng định xuất lương, phụ cấp đang làm việc trong cơ quan Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, phường, thị trấn.
b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
c. Người Việt Nam đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
d. Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp có nguyện vọng gia nhập công đoàn thì được kết nạp vào nghiệp đoàn.
đ. Những người được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
* Ngoài các đối tượng trên có thể xem xét kết nạp các đối tượng sau đây vào công đoàn, nghiệp đoàn khi có đủ điều kiện:
- Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp, bao gồm những lao động cá thể được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề nhưng không thuê mướn lao động trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế...
- Người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động được ký kết giữa các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài, có thời hạn một năm trở lên.
2. Đối tượng không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn.
Ngoài những đối tượng được kết nạp vào Công đoàn, Điều lệ Công đoàn cũng quy định những đối tượng sau đây không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn:
a. Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
b. Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự.
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp.
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.
III. Thủ tục kết nạp, công nhận đoàn viên Công đoàn
1. Thủ tục kết nạp, công nhận đoàn viên Công đoàn
Thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: NLĐ có nguyện vọng gia nhập Công đoàn tự nguyện gửi Đơn xin gia nhập Công đoàn đến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tại Doanh nghiệp.
Lưu ý: Đơn theo mẫu có sẵn. Có thể là Đơn chung (nhiều người cùng ký). Nội dung Đơn cần ghi rõ "tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam".
Bước 2: Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (Hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên - nếu doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở) xét, ra Quyết định kết nạp hoặc công nhận đoàn viên.
Bước 3: Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức Lễ kết nạp Đoàn viên Công đoàn. Tại đây sẽ trao Quyết định kết nạp đoàn viên Công đoàn, và Thẻ đoàn viên Công đoàn cho người vừa gia nhập.
Lưu ý:
- Trong buổi Lễ kết nạp, có thể tiến hành kết nạp cùng lúc nhiều người.
- Những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ kết nạp (trừ trường hợp có lý do đặc biệt).
- Những đơn vị có đông người lao động, ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận, tổ công đoàn trực thuộc tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
- Nơi chưa có Công đoàn cơ sở, người lao động nộp đơn gia nhập Công đoàn thông qua ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở tại Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nơi người lao động đang làm việc, hoặc thông qua cán bộ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để được xem xét kết nạp hoặc công nhận
IV. Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn:
- Khi chuyển nơi làm việc, đoàn viên xuất trình thẻ đoàn viên Công đoàn với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nơi đến để được tiếp tục sinh hoạt Công đoàn.
- Trường hợp chưa có thẻ đoàn viên Công đoàn thì phải có giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt của Công đoàn cơ sở nơi chuyển đi. Công đoàn cơ sở nơi đoàn viên công đoàn chuyển đi có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt công đoàn cho đoàn viên.
- Trường hợp nơi đoàn viên làm việc chưa có tổ chức công đoàn thì đoàn viên liên hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất theo địa giới hành chính để được hướng dẫn, giúp đỡ tiếp tục sinh hoạt công đoàn.
V. Quyền xin thôi Đoàn viên công đoàn của NLĐ
Ngoài việc tự nguyện xin và được kết nạp là Đoàn viên Công đoàn, NLĐ cũng có quyền xin thôi, rút khỏi tổ chức Công đoàn. Vấn đề này được quy định tại Điều lệ Công đoàn.
Cụ thể như sau:
- Khi đoàn viên xin thôi tham gia Công đoàn thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên xóa tên và thu lại Thẻ đoàn viên.
- Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu có nguyện vọng gia nhập lại tổ chức công đoàn thì làm đơn và ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.
VI. Quyền và trách nhiệm của Đoàn viên Công đoàn:
1. Quyền của đoàn viên Công đoàn:
1. Được tham gia thành lập Công đoàn cơ sở và hoạt động Công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Được yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
3. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn, đề xuất với Công đoàn kiến nghị với người sử dụng lao động về thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động. Được thông tin về các quy định của Công đoàn và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động.
4. Được ứng cử, đề cử, bầu cử Cơ quan Lãnh đạo Công đoàn; chất vấn cán bộ Công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ Công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được Công đoàn giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp, giới thiệu để bầu vào Cơ quan Lãnh đạo của Đảng (nếu là đảng viên), của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội khác.
5. Được Công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về Pháp luật Lao động, Công đoàn; được Công đoàn đại diện tham gia tố tụng các vụ án về lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.
6. Được Công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ học nghề, tìm việc làm, ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do Công đoàn tổ chức; thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khi gặp khó khăn. Được tham gia các sinh hoạt văn hóa, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Được nghỉ sinh hoạt Công đoàn khi nghỉ hưu, được Công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và Công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do Công đoàn giúp đỡ.
Lưu ý thêm:
- Đoàn viên ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền tập hợp người lao động để tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Khi nghỉ hưu, nếu đoàn viên tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc ổn định thường xuyên thì tiếp tục sinh hoạt công đoàn tại nơi làm việc.
2. Nhiệm vụ của đoàn viên Công đoàn:
1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết của Công đoàn, tham gia các hoạt động và sinh hoạt Công đoàn, đóng đoàn phí, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
3. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.
4. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả; cùng nhau chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn.
...........
Điều 2. Thủ tục kết nạp, công nhận đoàn viên và chuyển sinh hoạt Công đoàn
1. Thủ tục kết nạp, công nhận đoàn viên Công đoàn
a. Người gia nhập Công đoàn có đơn tự nguyện. Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên xét, ra quyết định kết nạp hoặc công nhận đoàn viên và trao thẻ đoàn viên Công đoàn.
b. Nơi chưa có Công đoàn cơ sở, người lao động nộp đơn gia nhập Công đoàn thông qua ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở tại Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nơi người lao động đang làm việc, hoặc thông qua cán bộ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để được xem xét kết nạp hoặc công nhận
2. Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn:
Khi chuyển nơi làm việc, đoàn viên xuất trình thẻ đoàn viên Công đoàn với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nơi đến để được tiếp tục sinh hoạt Công đoàn. Trường hợp chưa có thẻ đoàn viên Công đoàn thì phải có giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt của Công đoàn cơ sở nơi chuyển đi.
3. Khi đoàn viên xin thôi tham gia Công đoàn thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên xóa tên và thu lại thẻ đoàn viên.
Điều 3. Quyền của đoàn viên
1. Được tham gia thành lập Công đoàn cơ sở và hoạt động Công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Được yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
3. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn, đề xuất với Công đoàn kiến nghị với người sử dụng lao động về thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động. Được thông tin về các quy định của Công đoàn và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động.
4. Được ứng cử, đề cử, bầu cử Cơ quan Lãnh đạo Công đoàn; chất vấn cán bộ Công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ Công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được Công đoàn giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp, giới thiệu để bầu vào Cơ quan Lãnh đạo của Đảng (nếu là đảng viên), của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội khác.
5. Được Công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về Pháp luật Lao động, Công đoàn; được Công đoàn đại diện tham gia tố tụng các vụ án về lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.
6. Được Công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ học nghề, tìm việc làm, ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do Công đoàn tổ chức; thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khi gặp khó khăn. Được tham gia các sinh hoạt văn hóa, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Được nghỉ sinh hoạt Công đoàn khi nghỉ hưu, được Công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và Công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do Công đoàn giúp đỡ.
Điều 4. Nhiệm vụ của đoàn viên
1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết của Công đoàn, tham gia các hoạt động và sinh hoạt Công đoàn, đóng đoàn phí, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
3. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.
4. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả; cùng nhau chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn.
........
* Quy định tại Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 4/3/2014 của Tổng liên đoàn lao động - thi hành Điều lệ công đoàn VN
1. Đối tượng kết nạp vào Công đoàn Việt Nam theo quy định tại Điều 1, bao gồm:
1.1. Đối tượng kết nạp vào tổ chức Công đoàn.
Người Việt Nam đang làm việc, hưởng lương trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức, Bộ luật Lao động bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức, lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Riêng cơ quan xã, phường, thị trấn còn bao gồm cả những người hưởng định xuất lương, phụ cấp đang làm việc trong cơ quan Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, phường, thị trấn.
b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
c. Người Việt Nam đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
d. Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp có nguyện vọng gia nhập công đoàn thì được kết nạp vào nghiệp đoàn.
đ. Những người được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
e. Ngoài các đối tượng trên có thể xem xét kết nạp các đối tượng sau đây vào công đoàn, nghiệp đoàn khi có đủ điều kiện:
- Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp, bao gồm những lao động cá thể được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề nhưng không thuê mướn lao động trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế...
- Người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động được ký kết giữa các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài, có thời hạn một năm trở lên.
1.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn.
a. Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
b. Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự.
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp.
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.
1.3. Những đoàn viên công đoàn nay là chủ doanh nghiệp, đơn vị thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Đoàn viên công đoàn nay thuộc đối tượng quy định tại điểm b, điểm c, mục 1.2 Hướng dẫn này thì thôi là đoàn viên công đoàn. Trường hợp có nguyện vọng tiếp tục được tham gia sinh hoạt công đoàn thì ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét và công nhận là đoàn viên danh dự.
1.4. Đối với đoàn viên danh dự:
a. Được tham gia sinh hoạt công đoàn và các hoạt động do công đoàn tổ chức, được công đoàn khen thưởng theo quy định của Công đoàn. Là đại biểu mời dự đại hội toàn thể công đoàn cơ sở.
b. Không được biểu quyết và bầu cử khi tham dự các cuộc họp, hội nghị, đại hội của công đoàn. Không được ứng cử, đề cử để bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp và đại biểu dự đại hội đại biểu, hội nghị đại biểu công đoàn các cấp.
c. Khuyến khích trường hợp tự nguyện đóng đoàn phí và công đoàn cơ sở có trách nhiệm thu.
2. Thủ tục kết nạp, công nhận, sử dụng, quản lý thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn quy định tại Điều 2 thực hiện như sau:
2.1. Thủ tục kết nạp, công nhận đoàn viên:
a. Người vào công đoàn phải tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam bao gồm: Đơn cá nhân bằng văn bản (có chữ ký bằng tay hoặc chữ ký điện tử) hoặc đơn của tập thể bằng văn bản (có đầy đủ chữ ký của người lao động theo danh sách trong đơn gia nhập công đoàn).
b. Ban chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định kết nạp và tổ chức lễ kết nạp đoàn viên. Trong buổi lễ kết nạp đoàn viên có thể tiến hành kết nạp nhiều người, những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ kết nạp (trừ trường hợp có lý do đặc biệt), công đoàn cơ sở công bố và trao quyết định kết nạp đoàn viên đến người lao động. Những đơn vị có đông người lao động, ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận, tổ công đoàn trực thuộc tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
c. Nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở:
Khi người lao động có đơn gia nhập công đoàn, ban vận động thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thu nhận đơn, công bố danh sách người lao động gia nhập công đoàn và có văn bản đề nghị công đoàn cấp trên công nhận đoàn viên. Việc công nhận đoàn viên theo quy định tại mục 13, Chương III, Hướng dẫn này.
Trường hợp những nơi chưa tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên có trách nhiệm xem xét đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động, ra quyết định kết nạp, tổ chức lễ kết nạp đoàn viên và trao thẻ đoàn viên công đoàn. Đoàn viên sau khi được kết nạp, công đoàn cấp trên có trách nhiệm giới thiệu, liên hệ nơi sinh hoạt cho đoàn viên hoặc tạm thời sinh hoạt tại cơ quan nơi tổ chức kết nạp cho đến khi có tổ chức công đoàn tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập.
Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu có nguyện vọng gia nhập lại tổ chức công đoàn thì làm đơn và ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.
2.2. Sử dụng thẻ đoàn viên công đoàn trong các trường hợp sau:
- Biểu quyết trong sinh hoạt công đoàn khi cần thiết.
- Xuất trình thẻ đoàn viên khi: chuyển sinh hoạt công đoàn; tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức (khi có yêu cầu); cần tư vấn, giúp đỡ của các cơ quan công đoàn.
- Xuất trình thẻ đoàn viên với công đoàn cấp trên để được tham gia sinh hoạt tạm thời khi nơi làm việc chưa có tổ chức công đoàn, tổ chức công đoàn nơi làm việc bị giải thể hoặc trong thời gian nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động chưa tìm được việc làm.
2.3. Quản lý thẻ đoàn viên công đoàn:
- Thẻ đoàn viên công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất quản lý về phôi thẻ và phân cấp cho liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương quản lý việc phát thẻ đoàn viên trong phạm vi trực tiếp quản lý và chỉ đạo.
- Thẻ đoàn viên được trao trong buổi lễ kết nạp hoặc sau khi kết nạp. Đoàn viên nhận thẻ phải thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng thẻ đoàn viên, khi mất hoặc hỏng phải báo ngay với công đoàn cơ sở nơi đang sinh hoạt để được cấp lại hoặc đổi thẻ đoàn viên. Khi phát hiện thẻ đoàn viên giả phải báo cáo kịp thời với công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên.
- Đoàn viên ra khỏi tổ chức công đoàn, bị khai trừ khỏi tổ chức công đoàn thì công đoàn cơ sở nơi đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt thu lại thẻ đoàn viên và xoá tên trong danh sách đoàn viên.
- Đoàn viên khi nghỉ hưu hoặc nghỉ làm việc được giữ lại thẻ đoàn viên công đoàn.
2.4. Thủ tục chuyển sinh hoạt công đoàn:
- Khi chuyển nơi làm việc, đoàn viên xuất trình thẻ để được sinh hoạt công đoàn tại nơi đến. Trường hợp đoàn viên chưa được nhận thẻ, công đoàn cơ sở nơi đoàn viên công đoàn chuyển đi có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt công đoàn cho đoàn viên.
- Trường hợp nơi đoàn viên làm việc chưa có tổ chức công đoàn thì đoàn viên liên hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất theo địa giới hành chính để được hướng dẫn, giúp đỡ tiếp tục sinh hoạt công đoàn.
3. Về quyền của đoàn viên theo Điều 3 thực hiện như sau:
- Đoàn viên ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền tập hợp người lao động để tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Đoàn viên được ứng cử, đề cử để bầu vào các cơ quan lãnh đạo các cấp của tổ chức công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Khi nghỉ hưu, nếu đoàn viên tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc ổn định thường xuyên thì tiếp tục sinh hoạt công đoàn tại nơi làm việc.
Văn bản tham khảo:
* Quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam (2013):
Điều 1. Đối tượng và điều kiện kết nạp, công nhận đoàn viên Công đoàn Việt Nam
Điều 1. Đối tượng và điều kiện kết nạp, công nhận đoàn viên Công đoàn Việt Nam
Người lao động Việt Nam làm việc trong Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp); người Việt Nam lao động tự do hợp pháp không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn.
Điều 2. Thủ tục kết nạp, công nhận đoàn viên và chuyển sinh hoạt Công đoàn
1. Thủ tục kết nạp, công nhận đoàn viên Công đoàn
a. Người gia nhập Công đoàn có đơn tự nguyện. Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên xét, ra quyết định kết nạp hoặc công nhận đoàn viên và trao thẻ đoàn viên Công đoàn.
b. Nơi chưa có Công đoàn cơ sở, người lao động nộp đơn gia nhập Công đoàn thông qua ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở tại Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nơi người lao động đang làm việc, hoặc thông qua cán bộ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để được xem xét kết nạp hoặc công nhận
2. Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn:
Khi chuyển nơi làm việc, đoàn viên xuất trình thẻ đoàn viên Công đoàn với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nơi đến để được tiếp tục sinh hoạt Công đoàn. Trường hợp chưa có thẻ đoàn viên Công đoàn thì phải có giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt của Công đoàn cơ sở nơi chuyển đi.
3. Khi đoàn viên xin thôi tham gia Công đoàn thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên xóa tên và thu lại thẻ đoàn viên.
Điều 3. Quyền của đoàn viên
1. Được tham gia thành lập Công đoàn cơ sở và hoạt động Công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Được yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
3. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn, đề xuất với Công đoàn kiến nghị với người sử dụng lao động về thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động. Được thông tin về các quy định của Công đoàn và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động.
4. Được ứng cử, đề cử, bầu cử Cơ quan Lãnh đạo Công đoàn; chất vấn cán bộ Công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ Công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được Công đoàn giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp, giới thiệu để bầu vào Cơ quan Lãnh đạo của Đảng (nếu là đảng viên), của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội khác.
5. Được Công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về Pháp luật Lao động, Công đoàn; được Công đoàn đại diện tham gia tố tụng các vụ án về lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.
6. Được Công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ học nghề, tìm việc làm, ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do Công đoàn tổ chức; thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khi gặp khó khăn. Được tham gia các sinh hoạt văn hóa, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Được nghỉ sinh hoạt Công đoàn khi nghỉ hưu, được Công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và Công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do Công đoàn giúp đỡ.
Điều 4. Nhiệm vụ của đoàn viên
1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết của Công đoàn, tham gia các hoạt động và sinh hoạt Công đoàn, đóng đoàn phí, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
3. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.
4. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả; cùng nhau chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn.
........
* Quy định tại Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 4/3/2014 của Tổng liên đoàn lao động - thi hành Điều lệ công đoàn VN
1. Đối tượng kết nạp vào Công đoàn Việt Nam theo quy định tại Điều 1, bao gồm:
1.1. Đối tượng kết nạp vào tổ chức Công đoàn.
Người Việt Nam đang làm việc, hưởng lương trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức, Bộ luật Lao động bao gồm:
a. Cán bộ, công chức, viên chức, lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Riêng cơ quan xã, phường, thị trấn còn bao gồm cả những người hưởng định xuất lương, phụ cấp đang làm việc trong cơ quan Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, phường, thị trấn.
b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
c. Người Việt Nam đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
d. Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp có nguyện vọng gia nhập công đoàn thì được kết nạp vào nghiệp đoàn.
đ. Những người được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
e. Ngoài các đối tượng trên có thể xem xét kết nạp các đối tượng sau đây vào công đoàn, nghiệp đoàn khi có đủ điều kiện:
- Người Việt Nam lao động tự do, hợp pháp, bao gồm những lao động cá thể được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề nhưng không thuê mướn lao động trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế...
- Người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động được ký kết giữa các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài, có thời hạn một năm trở lên.
1.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn.
a. Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.
b. Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự.
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp.
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.
1.3. Những đoàn viên công đoàn nay là chủ doanh nghiệp, đơn vị thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Đoàn viên công đoàn nay thuộc đối tượng quy định tại điểm b, điểm c, mục 1.2 Hướng dẫn này thì thôi là đoàn viên công đoàn. Trường hợp có nguyện vọng tiếp tục được tham gia sinh hoạt công đoàn thì ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét và công nhận là đoàn viên danh dự.
1.4. Đối với đoàn viên danh dự:
a. Được tham gia sinh hoạt công đoàn và các hoạt động do công đoàn tổ chức, được công đoàn khen thưởng theo quy định của Công đoàn. Là đại biểu mời dự đại hội toàn thể công đoàn cơ sở.
b. Không được biểu quyết và bầu cử khi tham dự các cuộc họp, hội nghị, đại hội của công đoàn. Không được ứng cử, đề cử để bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp và đại biểu dự đại hội đại biểu, hội nghị đại biểu công đoàn các cấp.
c. Khuyến khích trường hợp tự nguyện đóng đoàn phí và công đoàn cơ sở có trách nhiệm thu.
2. Thủ tục kết nạp, công nhận, sử dụng, quản lý thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn quy định tại Điều 2 thực hiện như sau:
2.1. Thủ tục kết nạp, công nhận đoàn viên:
a. Người vào công đoàn phải tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam bao gồm: Đơn cá nhân bằng văn bản (có chữ ký bằng tay hoặc chữ ký điện tử) hoặc đơn của tập thể bằng văn bản (có đầy đủ chữ ký của người lao động theo danh sách trong đơn gia nhập công đoàn).
b. Ban chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định kết nạp và tổ chức lễ kết nạp đoàn viên. Trong buổi lễ kết nạp đoàn viên có thể tiến hành kết nạp nhiều người, những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ kết nạp (trừ trường hợp có lý do đặc biệt), công đoàn cơ sở công bố và trao quyết định kết nạp đoàn viên đến người lao động. Những đơn vị có đông người lao động, ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận, tổ công đoàn trực thuộc tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
c. Nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở:
Khi người lao động có đơn gia nhập công đoàn, ban vận động thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thu nhận đơn, công bố danh sách người lao động gia nhập công đoàn và có văn bản đề nghị công đoàn cấp trên công nhận đoàn viên. Việc công nhận đoàn viên theo quy định tại mục 13, Chương III, Hướng dẫn này.
Trường hợp những nơi chưa tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên có trách nhiệm xem xét đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động, ra quyết định kết nạp, tổ chức lễ kết nạp đoàn viên và trao thẻ đoàn viên công đoàn. Đoàn viên sau khi được kết nạp, công đoàn cấp trên có trách nhiệm giới thiệu, liên hệ nơi sinh hoạt cho đoàn viên hoặc tạm thời sinh hoạt tại cơ quan nơi tổ chức kết nạp cho đến khi có tổ chức công đoàn tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập.
Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu có nguyện vọng gia nhập lại tổ chức công đoàn thì làm đơn và ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.
2.2. Sử dụng thẻ đoàn viên công đoàn trong các trường hợp sau:
- Biểu quyết trong sinh hoạt công đoàn khi cần thiết.
- Xuất trình thẻ đoàn viên khi: chuyển sinh hoạt công đoàn; tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức (khi có yêu cầu); cần tư vấn, giúp đỡ của các cơ quan công đoàn.
- Xuất trình thẻ đoàn viên với công đoàn cấp trên để được tham gia sinh hoạt tạm thời khi nơi làm việc chưa có tổ chức công đoàn, tổ chức công đoàn nơi làm việc bị giải thể hoặc trong thời gian nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động chưa tìm được việc làm.
2.3. Quản lý thẻ đoàn viên công đoàn:
- Thẻ đoàn viên công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất quản lý về phôi thẻ và phân cấp cho liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương quản lý việc phát thẻ đoàn viên trong phạm vi trực tiếp quản lý và chỉ đạo.
- Thẻ đoàn viên được trao trong buổi lễ kết nạp hoặc sau khi kết nạp. Đoàn viên nhận thẻ phải thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng thẻ đoàn viên, khi mất hoặc hỏng phải báo ngay với công đoàn cơ sở nơi đang sinh hoạt để được cấp lại hoặc đổi thẻ đoàn viên. Khi phát hiện thẻ đoàn viên giả phải báo cáo kịp thời với công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên.
- Đoàn viên ra khỏi tổ chức công đoàn, bị khai trừ khỏi tổ chức công đoàn thì công đoàn cơ sở nơi đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt thu lại thẻ đoàn viên và xoá tên trong danh sách đoàn viên.
- Đoàn viên khi nghỉ hưu hoặc nghỉ làm việc được giữ lại thẻ đoàn viên công đoàn.
2.4. Thủ tục chuyển sinh hoạt công đoàn:
- Khi chuyển nơi làm việc, đoàn viên xuất trình thẻ để được sinh hoạt công đoàn tại nơi đến. Trường hợp đoàn viên chưa được nhận thẻ, công đoàn cơ sở nơi đoàn viên công đoàn chuyển đi có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt công đoàn cho đoàn viên.
- Trường hợp nơi đoàn viên làm việc chưa có tổ chức công đoàn thì đoàn viên liên hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất theo địa giới hành chính để được hướng dẫn, giúp đỡ tiếp tục sinh hoạt công đoàn.
3. Về quyền của đoàn viên theo Điều 3 thực hiện như sau:
- Đoàn viên ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền tập hợp người lao động để tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Đoàn viên được ứng cử, đề cử để bầu vào các cơ quan lãnh đạo các cấp của tổ chức công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Khi nghỉ hưu, nếu đoàn viên tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc ổn định thường xuyên thì tiếp tục sinh hoạt công đoàn tại nơi làm việc.
.......
Bài liên quan:
Bài liên quan:
- Công đoàn là gì?
- Trách nhiệm bảo đảm hoạt động của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp của NSDLĐ
- Quy định về đóng đoàn phí Công đoàn
- Đối thoại tại nơi làm việc
- Quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở & Công đoàn cấp trên trực tiếp
- Quy định về Thoả ước lao động tập thể
- Quy chế thực hiện dân chủ tại nơi làm việc (biểu mẫu)
- Quyền và trách nhiệm của Đoàn viên công đoàn (NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét