Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương

CLB Giám đốc nhân sự

Theo quy định tại BLLĐ (2012), thời giờ làm việc bình thường của NLĐ được xác định là không quá 08 giờ/ngày; không quá 48 giờ/tuần. Tuỳ điều kiện tại từng doanh nghiệp, cơ quan, NSDLĐ có quyền quy định làm việc theo giờ, hoặc ngày, hoặc tuần. 

Câu hỏi đặt ra là: Trong quãng thời giờ làm việc hàng ngày, chắc chắn NLĐ sẽ có những khoảng thời gian nghỉ ngơi, hay phải ngừng việc vì những lý khách quan, hoặc phải đi họp, đi tập huấn ... theo sự phân công, chỉ đạo của NSDLĐ. Vậy thời giờ nào được xác định là "thời giờ làm việc" và được hưởng lương?   

Trong thời gian NLĐ không làm việc mà đi họp, tập huấn ... theo yêu cầu của NSDLĐ, thì vẫn được hưởng lương (ảnh minh hoạ) 


Vấn đề này được quy định tại Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương gồm:

1. Nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định này. (Ghi chú: Xem điều luật bên dưới).

2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.

3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

4. Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Giải thích: Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời giờ làm việc. 

5. Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh.

6. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.

Ví dụ: bị cúp điện.

7. Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

8. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

9. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn.

10. Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

Giải thích: Đây là quyền lợi của NLĐ cao tuổi.

Giải thích thêm: 

- Tức là trong những trường hợp trên, NLĐ vẫn được hưởng nguyên lương. 

- Nếu NSDLĐ trừ lương, chẳng hạn vì lý do "cúp điện, NLĐ không làm việc" là không đúng. Vì việc cúp điện không phải do lỗi của NLĐ.



........

Văn bản tham khảo:

* Quy định tại Bộ luật lao động (2012):

Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Điều 105. Giờ làm việc ban đêm

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

......

* Quy định tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP:

Điều 3. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương

1. Nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định này. (Xem điều luật bên dưới)

2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.

3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

4. Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh.

6. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.

7. Thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

8. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

9. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn.

10. Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

Điều 5. Nghỉ trong giờ làm việc

1. Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của Bộ luật lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.

2. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

.........

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét