Môi trường làm việc tại doanh nghiệp là môi trường tập thể, do vậy NLĐ cần hoà đồng với mọi người (ảnh minh hoạ)
1. Kiểm soát giọng nói
Chắc hẳn có đôi lúc bạn bị sếp la mắng và cảm thấy oan ức. Tuy nhiên, hãy bước đi trong sự im lặng bởi nếu phát ngôn, mọi người có thể nhận thấy sự bực tức, hậm hực trong giọng nói của bạn và như vậy, tình huống có thể phức tạp hơn. Mọi người sẽ cho rằng bạn không chuyên nghiệp và nghiêm trọng hơn nữa là chống đối công ty. Do đó, khi phải đối mặt với những tình huống nhạy cảm, hãy nói ít hơn những gì bạn nghĩ. Kiểm soát giọng nói sẽ giúp tình hình bớt căng thằng hơn và hình ảnh của bạn cũng bớt xấu hơn. Trong công sở, hãy sử dụng từ ngữ khéo léo sao cho chúng thể hiện nhiều hơn những gì bạn nói.
2. Cẩn trọng với những lời hứa
Nếu bạn muốn đưa ra cam kết nào đó, trước hết hãy đảm bảo rằng bạn có thể thực hiện chúng. Nhớ rằng cách dễ nhất để mọi người mất niềm tin ở bạn là hứa thật nhiều và thất hứa cũng thật nhiều. Đồng nghiệp và sếp coi bạn như một người vô trách nhiệm và cảnh giác với bạn khi thực hiện các dự án trong tương lai. Vì vậy, hãy cẩn trọng với những lời hứa của mình và luôn giữ chữ tín.
3. Đối xử tốt và luôn động viên, khuyến khích mọi người
Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ và khuyến khích đồng nghiệp. Hãy hết lời ca ngợi những người hoàn thành công việc xuất sắc, kể cả đó là thành công của người cạnh tranh với bạn. Với cách cư xử như vậy, bạn có thể khiến đồng nghiệp khó tính nhất cũng phải động lòng. Ngay cả khi đưa ra những nhận xét tiêu cực, hãy thực hiện một cách lịch sự, mang tính chất xây dựng và không bao giờ tỏ vẻ hằn học. Chắc chắn, bạn sẽ đạt được tình cảm của tất cả mọi người trong công ty.
4. Quan tâm tới mọi người
Hãy tìm hiểu về sở thích, gia đình, kể cả những khó khăn của đồng nghiệp. Khi người khác vui vẻ, hãy vui cùng họ và khi họ có rắc rối, đau buồn, hãy chia sẻ, đồng cảm với họ. Cư xử nhã nhặn với tất cả mọi người, từ anh bảo vệ tới tổng giám đốc. Mọi người sẽ tin tưởng nhiều hơn khi nhận thấy thái độ quan tâm ở bạn.
5. Luôn vui vẻ, lạc quan
Biểu hiện lạc quan, vui vẻ không chỉ giúp bạn “ miễn nhiễm” với stress mà còn truyền cho những người làm việc cùng. Mọi người sẽ thấy thoải mái, thậm chí yêu thích khi ở bên cạnh bạn. Do đó, đừng chững lại trước rắc rối, thất vọng nhỏ và “ vác” bộ mặt ủ rũ tới cơ quan.
6. Cư xử khéo léo
Đừng để bản thân vướng vào những cuộc tranh luận căng thẳng với đồng nghiệp hay sếp. Hãy thảo luận, chứ không phải tranh cãi. Bất đồng căng thẳng kéo dài có thể biến mọi người thành kẻ thù của nhau. Vì thế, bạn nên bình tĩnh và thoải mái trong mọi tình huống. Và khi phải đối mặt với ý kiến bạn không tán thành hoặc không thích, hãy cư xử thật khéo léo sao cho thể hiện sự bất đồng mà không gây ra bất hòa.
7. Cẩn thận khi nhận xét về người khác
Tốt nhất là bạn nên từ chối thảo luận về tính xấu hoặc điểm yếu của người khác khi được gợi ý. Hạ thấp người khác để tự nâng mình lên là việc làm lãng phí thời gian. Hơn nữa, nó còn thể hiện sự tiêu cực, đặc biệt trong công sở, tinh thần đồng đội và nhuệ khí làm việc chung của mọi người sẽ giảm sút nghiêm trọng. Đồng nghiệp cũng có thể hành động tương tự với bạn nếu bạn cất giọng chống lại họ. Do đó, đừng để những câu chuyện phiếm kiểm soát cuộc sống công sở của bạn.
8. Chú ý tới cảm giác của mọi người
Tính cách hài hước của bạn có thể giúp cho không khí làm việc trong văn phòng thoải mái hơn. Tuy nhiên, đừng để nói lời nói đùa của mình khiến ai đó cảm thấy tổn thương. Tuyệt đối không giễu cợt về vẻ ngoài, bệnh tật, gia đinh, chuyện riêng tư của mọi người. Từ ngữ trong những câu chế nhạo là lời lẽ cay độc nhất. Hãy chú ý tới cảm giác, suy nghĩ của người khác khi bình luận về họ.
9. Không quan tâm tới những bình luận ác ý của người khác về bạn
Hãy nhớ, người nói xấu, bình luận ác ý về người khác sẽ không được kính trọng. Đừng để những nhận xét bất lịch sự đó ảnh hưởng tiêu cực tới bạn. Hãy dùng hành động, thành công của bạn làm sáng tỏ mọi điều tiếng và khiến mọi người có cái nhìn đúng đắn về bạn.
10. Không áp lực về thành tích của bản thân
Hãy thư giãn và làm tốt nhất trong khả năng của bạn. Sốt sắng về thành công của bản thân có thể khiến bạn hành động mù quáng, như cướp lấy danh tiếng của đồng nghiệp. Lo lắng chỉ làm bạn thêm căng thẳng, áp lực. Hãy để mọi người thấy tinh thần làm việc thoải mái của bạn và bạn sẽ đạt được niềm kiêu hãnh, vui sướng khi công việc hoàn thành xuất sắc.
Chắc hẳn có đôi lúc bạn bị sếp la mắng và cảm thấy oan ức. Tuy nhiên, hãy bước đi trong sự im lặng bởi nếu phát ngôn, mọi người có thể nhận thấy sự bực tức, hậm hực trong giọng nói của bạn và như vậy, tình huống có thể phức tạp hơn. Mọi người sẽ cho rằng bạn không chuyên nghiệp và nghiêm trọng hơn nữa là chống đối công ty. Do đó, khi phải đối mặt với những tình huống nhạy cảm, hãy nói ít hơn những gì bạn nghĩ. Kiểm soát giọng nói sẽ giúp tình hình bớt căng thằng hơn và hình ảnh của bạn cũng bớt xấu hơn. Trong công sở, hãy sử dụng từ ngữ khéo léo sao cho chúng thể hiện nhiều hơn những gì bạn nói.
2. Cẩn trọng với những lời hứa
Nếu bạn muốn đưa ra cam kết nào đó, trước hết hãy đảm bảo rằng bạn có thể thực hiện chúng. Nhớ rằng cách dễ nhất để mọi người mất niềm tin ở bạn là hứa thật nhiều và thất hứa cũng thật nhiều. Đồng nghiệp và sếp coi bạn như một người vô trách nhiệm và cảnh giác với bạn khi thực hiện các dự án trong tương lai. Vì vậy, hãy cẩn trọng với những lời hứa của mình và luôn giữ chữ tín.
3. Đối xử tốt và luôn động viên, khuyến khích mọi người
Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ và khuyến khích đồng nghiệp. Hãy hết lời ca ngợi những người hoàn thành công việc xuất sắc, kể cả đó là thành công của người cạnh tranh với bạn. Với cách cư xử như vậy, bạn có thể khiến đồng nghiệp khó tính nhất cũng phải động lòng. Ngay cả khi đưa ra những nhận xét tiêu cực, hãy thực hiện một cách lịch sự, mang tính chất xây dựng và không bao giờ tỏ vẻ hằn học. Chắc chắn, bạn sẽ đạt được tình cảm của tất cả mọi người trong công ty.
4. Quan tâm tới mọi người
Hãy tìm hiểu về sở thích, gia đình, kể cả những khó khăn của đồng nghiệp. Khi người khác vui vẻ, hãy vui cùng họ và khi họ có rắc rối, đau buồn, hãy chia sẻ, đồng cảm với họ. Cư xử nhã nhặn với tất cả mọi người, từ anh bảo vệ tới tổng giám đốc. Mọi người sẽ tin tưởng nhiều hơn khi nhận thấy thái độ quan tâm ở bạn.
5. Luôn vui vẻ, lạc quan
Biểu hiện lạc quan, vui vẻ không chỉ giúp bạn “ miễn nhiễm” với stress mà còn truyền cho những người làm việc cùng. Mọi người sẽ thấy thoải mái, thậm chí yêu thích khi ở bên cạnh bạn. Do đó, đừng chững lại trước rắc rối, thất vọng nhỏ và “ vác” bộ mặt ủ rũ tới cơ quan.
6. Cư xử khéo léo
Đừng để bản thân vướng vào những cuộc tranh luận căng thẳng với đồng nghiệp hay sếp. Hãy thảo luận, chứ không phải tranh cãi. Bất đồng căng thẳng kéo dài có thể biến mọi người thành kẻ thù của nhau. Vì thế, bạn nên bình tĩnh và thoải mái trong mọi tình huống. Và khi phải đối mặt với ý kiến bạn không tán thành hoặc không thích, hãy cư xử thật khéo léo sao cho thể hiện sự bất đồng mà không gây ra bất hòa.
7. Cẩn thận khi nhận xét về người khác
Tốt nhất là bạn nên từ chối thảo luận về tính xấu hoặc điểm yếu của người khác khi được gợi ý. Hạ thấp người khác để tự nâng mình lên là việc làm lãng phí thời gian. Hơn nữa, nó còn thể hiện sự tiêu cực, đặc biệt trong công sở, tinh thần đồng đội và nhuệ khí làm việc chung của mọi người sẽ giảm sút nghiêm trọng. Đồng nghiệp cũng có thể hành động tương tự với bạn nếu bạn cất giọng chống lại họ. Do đó, đừng để những câu chuyện phiếm kiểm soát cuộc sống công sở của bạn.
8. Chú ý tới cảm giác của mọi người
Tính cách hài hước của bạn có thể giúp cho không khí làm việc trong văn phòng thoải mái hơn. Tuy nhiên, đừng để nói lời nói đùa của mình khiến ai đó cảm thấy tổn thương. Tuyệt đối không giễu cợt về vẻ ngoài, bệnh tật, gia đinh, chuyện riêng tư của mọi người. Từ ngữ trong những câu chế nhạo là lời lẽ cay độc nhất. Hãy chú ý tới cảm giác, suy nghĩ của người khác khi bình luận về họ.
9. Không quan tâm tới những bình luận ác ý của người khác về bạn
Hãy nhớ, người nói xấu, bình luận ác ý về người khác sẽ không được kính trọng. Đừng để những nhận xét bất lịch sự đó ảnh hưởng tiêu cực tới bạn. Hãy dùng hành động, thành công của bạn làm sáng tỏ mọi điều tiếng và khiến mọi người có cái nhìn đúng đắn về bạn.
10. Không áp lực về thành tích của bản thân
Hãy thư giãn và làm tốt nhất trong khả năng của bạn. Sốt sắng về thành công của bản thân có thể khiến bạn hành động mù quáng, như cướp lấy danh tiếng của đồng nghiệp. Lo lắng chỉ làm bạn thêm căng thẳng, áp lực. Hãy để mọi người thấy tinh thần làm việc thoải mái của bạn và bạn sẽ đạt được niềm kiêu hãnh, vui sướng khi công việc hoàn thành xuất sắc.
Nguồn: sưu tầm trên internet
........
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
- Giới tính có phải là yếu tố ảnh hưởng lương thưởng?
- Cách nào để có nhân sự giỏi?
- Quan hệ giữa sếp trẻ và nhân viên lớn tuổi
- 5 cách giữ mối quan hệ hài hòa với nhân viên
- 5 dấu hiệu của một nơi làm việc tồi
- 3 dấu hiệu cho thấy nhân viên sắp nhảy việc
- Bạn trẻ khó tìm việc vì hình xăm
- Bạc bẽo với công nhân
- Samsung lên tiếng về thông tin đối xử tệ với công nhân Việt Nam
- 12 lý do khiến nhân viên Apple "yêu" công ty
- 25 cách làm tăng sự trung thành của nhân viên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét