Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Bạc bẽo với công nhân

Mai Chi

CLB GĐNS: Trên thực tế, NLĐ làm việc lâu năm tại một DN mức lương thường khá cao, trong khi khả năng xông xáo, sức khoẻ lại không bằng lao động trẻ. Chính vì vậy, ở một phương diện nào đó cũng là "gánh nặng" của DN. Đây chính là lý do quan trọng khiến nhiều DN muốn thay người khác trẻ hơn và lương thấp hơn - đặc biệt trong các vị trí kinh doanh, chủ chốt.

Thay vì được ưu ái, trọng dụng, lao động lâu năm lại bị chính các doanh nghiệp mình từng bỏ nhiều công sức cống hiến chèn ép, tìm đủ cách đẩy ra đường

Trong nền kinh tế thị trường, NLĐ không nên có tư tưởng sẽ suốt đời làm một nơi, theo kiểu chạy một chân làm công chức Nhà nước cho đến nghỉ hưu. Xin thưa không có đâu. Mà cần phải chủ động trau dồi kiến thức, nghề nghiệp, sẵn sàng cho những tình huống có thể bị cho thôi việc (ảnh minh hoạ)


Chị Lê Thị Tiến (37 tuổi) là một trong những công nhân (CN) đầu tiên vào làm việc tại Công ty M.V (tỉnh Đồng Nai) khi doanh nghiệp (DN) này vừa thành lập. Trải qua gần 5 năm hoạt động với sự cống hiến công sức của tập thể lao động, trong đó có chị Tiến, công ty ngày càng ăn nên làm ra và phát triển ổn định. Thế nhưng, mới đây, chị Tiến cùng các CN "đời đầu" đã bị chủ DN chèn ép và cho nghỉ việc trái pháp luật.

Cạn tình

Chị Tiến vào làm việc tại công ty từ tháng 3-2013 và đã được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn. Giữa tháng 6-2017 khi đang làm việc, chị được nhân viên phòng nhân sự gọi lên thông báo rằng công ty muốn chấm dứt HĐLĐ với chị vì từ đầu năm đến nay chị nghỉ bệnh nhiều ngày nên không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Dù vậy, công ty chưa ra quyết định mà muốn chị tự viết đơn xin thôi việc để được bảo đảm đầy đủ quyền lợi khi nghỉ việc, nếu không công ty sẽ sa thải. Cho rằng mình nghỉ bệnh đúng quy định và từ trước đến nay chưa hề vi phạm kỷ luật nên chị Tiến không đồng ý viết đơn.


Đầu tháng 7-2017, giám đốc sản xuất tiếp tục đề nghị chị Tiến viết đơn xin nghỉ việc và chị tiếp tục từ chối. "Thấy tôi không làm theo yêu cầu, giám đốc sản xuất không cho tôi làm việc nữa mà buộc phải ngồi trong phòng cách ly suốt 45 ngày liền. Sau 45 ngày đó, công ty ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với tôi mà không nêu rõ lý do".

Theo chị Tiến, chị không phải là người đầu tiên bị công ty ép nghỉ việc. Nhiều đồng nghiệp làm việc lâu năm cũng lần lượt bị cho nghỉ việc theo cách tương tự. Đa số đều tự viết đơn xin nghỉ vì sợ mất quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp khi bị sa thải theo lời "hù dọa" của công ty hoặc không chịu đựng được các kiểu chèn ép của công ty.

Hiện nay, tình trạng DN cố tình gây khó dễ với mục đích ép người lao động (NLĐ)lớn tuổi, làm việc lâu năm tại đơn vị nghỉ việc đang diễn ra khá phổ biến. Tại Công ty S.B (huyện Hóc Môn, TP HCM), dù được ký HĐLĐ là CN may nhưng cách đây ít lâu, một số lao động 40 tuổi trở lên lại được yêu cầu chuyển sang làm việc tại khâu cắt chỉ. Khi các CN phản đối thì công ty "giở chiêu" thống kê năng suất nhằm lấy cớ may không đạt chỉ tiêu để cho NLĐ nghỉ việc. Việc thống kê năng suất chỉ áp dụng đối với NLĐ lớn tuổi đã làm lộ ý đồ không tốt của DN. Sau đó, nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng địa phương, ý đồ của DN đã không thực hiện được.

Lợi dụng kẽ hở của pháp luật

Theo ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, các DN cắt giảm lao động lớn tuổi, làm việc lâu năm đều vịn vào 2 nguyên do, đó là năng suất và tiết giảm chi phí về tiền lương. Các DN viện dẫn rằng năng suất lao động tỉ lệ nghịch với độ tuổi, tức tuổi càng cao năng suất càng thấp, trong khi tiền lương của NLĐ lại ngày càng tăng theo thời gian. Từ suy nghĩ đó, bên cạnh hành xử không tốt, một số DN còn lợi dụng các kẽ hở của pháp luật nhằm đạt được mục đích của mình.

Tại Công ty S.P (tỉnh Đồng Nai) vào đầu tháng 9-2017, công ty lấy lý do gặp khó khăn về đơn hàng, phải tiết giảm chi phí nên thông báo cắt giảm 119 lao động lớn tuổi; đồng thời đề nghị các CN làm việc lâu năm (trước năm 2008) ký lại HĐLĐ với mức lương khởi điểm như lao động mới tuyển dụng (khoảng 4,2 triệu đồng/tháng), trong khi mức lương hiện tại của các CN lâu năm đã trên 6 triệu đồng/tháng. CN nào phản đối sẽ bị gây khó dễ và điều chuyển công việc. Sau đó, phương án cắt giảm chi phí phi lý này đã phải tạm dừng vì bị cơ quan chức năng tuýt còi.

Cũng với mục đích giảm chi phí trả lương cho lao động lâu năm, Công ty H.N (tỉnh Long An) lại dùng chiêu trò khác. Anh Nguyễn Văn Kiệm (39 tuổi), CN bộ phận dán ép, cho biết hơn 7 năm làm việc tại công ty nhưng lương của anh cùng nhiều đồng nghiệp khác cũng chỉ bằng các CN mới, bởi trong thời gian đó, dù thực tế chỉ làm việc tại một nhà xưởng, cho cùng một ê-kíp quản lý nhưng anh phải nhiều lần ký lại HĐLĐ. Cứ mỗi lần ký, mức lương và phụ cấp thâm niên của anh lại quay lại điểm xuất phát ban đầu. "Lý do chúng tôi phải ký lại HĐLĐ là do công ty đổi tên. Ban đầu là Công ty TNHH SX-TM H.N, rồi đến Công ty TNHH Giày H.N và mới đây là Công ty TNHH H.Y (tên tiếng Anh của công ty). Thực chất 3 công ty trên chỉ là một nhưng công ty làm vậy là muốn khống chế mức lương và cắt giảm phụ cấp thâm niên của các CN làm việc lâu năm như tôi. Biết vậy là thiệt thòi nhưng vì tuổi đã lớn, khó tìm việc nơi khác nên tôi đành phải chấp nhận" - anh Kiệm giải thích.

Nguồn: báo NLĐ ngày 17/10/2017

.........

Những vấn đề pháp lý cơ bản

  1. Giám đốc/Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  2. Uỷ quyền & Hợp đồng uỷ quyền
  3. Hồ sơ xin việc gồm những gì?
  4. Bản mô tả công việc (Job description) - Phụ lục quan trọng của HĐLĐ
  5. Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN


QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
  1. Cách nào để có nhân sự giỏi?
  2. 3 dấu hiệu cho thấy nhân viên sắp nhảy việc
  3. Bạn trẻ khó tìm việc vì hình xăm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét