Tại các doanh nghiệp, cơ quan, ..., tổ chức Công đoàn cơ sở được thành lập, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ. NLĐ có quyền tự nguyện xin gia nhập vào Công đoàn, trở thành Đoàn viên Công đoàn. Vì Công đoàn cơ sở là một tổ chức, nên tất yếu phải có bộ máy, nhân sự để hoạt động. Những người được bầu, tham gia, đảm nhiệm các chức danh Công đoàn tại Công đoàn cơ sở được xác định là Cán bộ Công đoàn. Vậy cán bộ Công đoàn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Cán bộ Công đoàn thường là người có uy tín, được tập thể đoàn viên Công đoàn tại cơ sở bầu chọn (ảnh minh hoạ)
I. Cán bộ Công đoàn là ai?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (2013), giải thích như sau:
1. Cán bộ Công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ Tổ phó Công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại Đại hội hoặc Hội nghị Công đoàn; được cấp Công đoàn có thẩm quyền chỉ định, công nhận, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ Công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
2. Cán bộ Công đoàn gồm cán bộ Công đoàn chuyên trách và cán bộ Công đoàn không chuyên trách.
a. Cán bộ Công đoàn chuyên trách là người đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức Công đoàn, được Đại hội, Hội nghị Công đoàn các cấp bầu ra hoặc được cấp có thẩm quyền của Công đoàn bổ nhiệm, chỉ định.
b. Cán bộ Công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu vào các chức danh từ Tổ phó Công đoàn trở lên và được cấp có thẩm quyền của Công đoàn công nhận hoặc chỉ định.
Tại Luật công đoàn (2012), quy định như sau:
Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.
Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên.
Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.
Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ Công đoàn
Điều 6 Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định: ngoài những nhiệm vụ và quyền của người đoàn viên, cán bộ Công đoàn có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Nhiệm vụ của cán bộ Công đoàn:
a. Liên hệ chặt chẽ với đoàn viên và người lao động; tôn trọng ý kiến của đoàn viên và người lao động. Báo cáo, phản ánh và thực hiện thông tin hai chiều giữa các cấp Công đoàn, giữa người lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện của người sử dụng lao động.
b. Tổ chức đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động trong các Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc giữa tổ chức Công đoàn với đại diện của người sử dụng lao động.
c. Phát triển đoàn viên và xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
d. Đấu tranh chống những biểu hiện vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Công đoàn các cấp.
đ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức Công đoàn phân công.
2. Quyền hạn của cán bộ Công đoàn:
a. Là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
b. Được thực hiện các quyền của cán bộ Công đoàn trong quan hệ lao động theo quy định của Pháp luật Lao động, Công đoàn.
c. Tổ chức và Lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
d. Được bảo đảm điều kiện hoạt động Công đoàn tại Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của Luật Công đoàn. Được Công đoàn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do tổ chức Công đoàn phân công.
đ. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác Công đoàn.
e. Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
g. Cán bộ Công đoàn không chuyên trách khi có đủ điều kiện theo quy định và có nguyện vọng được xem xét ưu tiên tuyển dụng làm cán bộ Công đoàn chuyên trách khi Cơ quan tuyển dụng có nhu cầu.
Ngoài ra, tại Điều 191 Bộ luật lao động (2012), quy định về quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động như sau:
1. Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động.
2. Đến các nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi trách nhiệm mà mình đại diện.
3. Những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được thực hiện các quyền hạn quy định tại Điều này.
III. Bảo đảm cho Cán bộ Công đoàn:
Để bảo đảm cho hoạt động của Công đoàn cơ sở, pháp luật có quy định nội dung về "bảo đảm cho cán bộ Công đoàn". Trong đó, có 2 nội dung quan trọng là:
- Cán bộ Công đoàn được gia hạn HĐLĐ khi hợp đồng hết hạn mà đang trong nhiệm kỳ Công đoàn.
- Khi kỷ luật sa thải NLĐ là Cán bộ Công đoàn, cần có sự thoả thuận, thông báo trước với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
Cụ thể như sau:
* Quy định tại Luật Công đoàn (2012):
Điều 25. Bảo đảm cho cán bộ công đoàn
1. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.
2. Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 25. Bảo đảm cho cán bộ công đoàn
1. Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ.
2. Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đơn vị sử dụng lao động có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách bị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp; nếu được ủy quyền thì Công đoàn đại diện khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cán bộ công đoàn; đồng thời hỗ trợ tìm việc làm mới và trợ cấp trong thời gian gián đoạn việc làm theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
* Quy định tại Bộ luật lao động (2012)
Điều 192. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn
(...)
7. Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.
Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định.
..........
Bài liên quan:
- Công đoàn là gì?
- Trách nhiệm bảo đảm hoạt động của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp của NSDLĐ
- Đoàn viên Công đoàn, điều kiện và thủ tục kết nạp, công nhận Đoàn viên Công đoàn
- Quy định về đóng đoàn phí Công đoàn
- Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn
- Quy định về sử dụng và quản lý Thẻ đoàn viên Công đoàn
- Đối thoại tại nơi làm việc
- Quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở & Công đoàn cấp trên trực tiếp
- Quy định về Thoả ước lao động tập thể
- Quy chế thực hiện dân chủ tại nơi làm việc (biểu mẫu)
- Quyền và trách nhiệm của Đoàn viên công đoàn (NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét