Lương cao chưa hẳn đã tốt? (ảnh minh họa)
Tình trạng trên đã buộc các nhân viên toàn thời gian phải làm thêm giờ, vô hình trung khiến cho nhiều doanh nghiệp phải đối diện với áp lực rất lớn từ những quy định mới liên quan đến cắt giảm thời gian làm việc ngoài giờ của chính phủ. Một số công ty thậm chí đã buộc phải thay đổi thời gian hoạt động của mình vì lý do trên.
Một phụ nữ trung niên làm việc tại một siêu thị ở Yokohama, Tokyo, cho biết: "Mức lương của tôi đã tăng khoảng 100 yen trong vòng 2 năm qua. Hồi trước, thường thì tôi làm việc từ 17 - 18 ngày mỗi tháng, nhưng hiện nay thì chỉ còn 14 ngày". Hiện, nữ nhân viên 55 tuổi này được trả 980 yen/tiếng và bà cho biết mình thường tránh làm việc vào buổi tối, đúng vào lúc cửa hàng thường xuyên bị thiếu người.
Nguyên do người phụ nữ này làm như vậy là để đảm bảo cho thu nhập hằng năm của mình không vượt quá mức 1,06 triệu yen, nếu không bà sẽ bị bắt phải tham gia vào các chương trình bảo hiểm xã hội.
Và tình huống trên không phải là chuyện của chỉ một vài cá nhân. Một nữ đồng nghiệp với bà cũng phải giảm thời gian lao động của mình từ 4 ngày xuống còn 3 ngày/tuần vì đã lỡ làm việc "quá tay" trong 6 tháng đầu năm. Hiện, nơi họ làm việc phải khá chật vật mới có thể duy trì được với các nhân viên thời vụ.
Theo số liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, mức lương trung bình cho một người lao động bán thời gian thuộc lĩnh vực bán sỉ và lẻ đã đạt khoảng 1.000 yen kể từ tháng Giêng năm nay, tăng 4% so với 2 năm trước. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, thời gian làm việc bình quân của nhân viên bán thời gian đạt 92 tiếng/tháng, giảm 3% so với cùng kỳ.
Với mức lương 1.000 yen/tiếng, một cá nhân làm việc 4 ngày/tuần vẫn dư sức kiếm được hơn 1,03 triệu yen mỗi năm. Thu nhập nhiều hơn mức này sẽ khiến chồng hoặc vợ của họ đánh mất đi quyền được khấu trừ thuế, từ đó ảnh hưởng lên thu nhập tổng thể của cả gia đình.
Nỗi lo vượt mức thu nhập của người lao động đã khiến nhiều công ty phải đi tìm phương án khác để trả lương cho nhân viên, hòng ngăn việc họ giảm giờ làm.
Công ty tài chính Orix đã khuyến khích các doanh nghiệp phát triển kế hoạch nghỉ hưu cho nhân viên bán thời gian của mình, trong đó người lao động sẽ gửi tiền vào một quỹ hưu trí và nhận lại nó khi thôi làm việc.
Dù tác động của việc tăng lương này là không mới tại Nhật Bản, nhưng nhiều công ty vẫn điêu đứng trước tình trạng trên, nhất là các cơ sở dựa phần nhiều vào lực lượng lao động bán thời gian.
Tình trạng trên đã buộc các nhân viên toàn thời gian phải làm thêm giờ, vô hình trung khiến cho nhiều doanh nghiệp phải đối diện với áp lực rất lớn từ những quy định mới liên quan đến cắt giảm thời gian làm việc ngoài giờ của chính phủ. Một số công ty thậm chí đã buộc phải thay đổi thời gian hoạt động của mình vì lý do trên.
Một phụ nữ trung niên làm việc tại một siêu thị ở Yokohama, Tokyo, cho biết: "Mức lương của tôi đã tăng khoảng 100 yen trong vòng 2 năm qua. Hồi trước, thường thì tôi làm việc từ 17 - 18 ngày mỗi tháng, nhưng hiện nay thì chỉ còn 14 ngày". Hiện, nữ nhân viên 55 tuổi này được trả 980 yen/tiếng và bà cho biết mình thường tránh làm việc vào buổi tối, đúng vào lúc cửa hàng thường xuyên bị thiếu người.
Nguyên do người phụ nữ này làm như vậy là để đảm bảo cho thu nhập hằng năm của mình không vượt quá mức 1,06 triệu yen, nếu không bà sẽ bị bắt phải tham gia vào các chương trình bảo hiểm xã hội.
Và tình huống trên không phải là chuyện của chỉ một vài cá nhân. Một nữ đồng nghiệp với bà cũng phải giảm thời gian lao động của mình từ 4 ngày xuống còn 3 ngày/tuần vì đã lỡ làm việc "quá tay" trong 6 tháng đầu năm. Hiện, nơi họ làm việc phải khá chật vật mới có thể duy trì được với các nhân viên thời vụ.
Theo số liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, mức lương trung bình cho một người lao động bán thời gian thuộc lĩnh vực bán sỉ và lẻ đã đạt khoảng 1.000 yen kể từ tháng Giêng năm nay, tăng 4% so với 2 năm trước. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, thời gian làm việc bình quân của nhân viên bán thời gian đạt 92 tiếng/tháng, giảm 3% so với cùng kỳ.
Với mức lương 1.000 yen/tiếng, một cá nhân làm việc 4 ngày/tuần vẫn dư sức kiếm được hơn 1,03 triệu yen mỗi năm. Thu nhập nhiều hơn mức này sẽ khiến chồng hoặc vợ của họ đánh mất đi quyền được khấu trừ thuế, từ đó ảnh hưởng lên thu nhập tổng thể của cả gia đình.
Nỗi lo vượt mức thu nhập của người lao động đã khiến nhiều công ty phải đi tìm phương án khác để trả lương cho nhân viên, hòng ngăn việc họ giảm giờ làm.
Công ty tài chính Orix đã khuyến khích các doanh nghiệp phát triển kế hoạch nghỉ hưu cho nhân viên bán thời gian của mình, trong đó người lao động sẽ gửi tiền vào một quỹ hưu trí và nhận lại nó khi thôi làm việc.
Dù tác động của việc tăng lương này là không mới tại Nhật Bản, nhưng nhiều công ty vẫn điêu đứng trước tình trạng trên, nhất là các cơ sở dựa phần nhiều vào lực lượng lao động bán thời gian.
Nguồn: LÊ DUY/ báo DNSG
..........
Quốc tế
- Trong 13 năm tới, robot, tự động hóa sẽ "đánh cắp" 800 triệu việc làm của con người (12/2017)
- Nhân viên bị sa thải tố Tesla không báo trước, cho thôi việc qua điện thoại và email (10/2017)
- Quỹ hưu trí 1.000 tỷ USD của Na Uy (9/2017)
- Bạn trẻ khó tìm việc vì hình xăm (8/2017)
- Nhật Bản đề nghị tăng tuổi về hưu lên 75
- Nhật Bản làm việc từ xa, còn Việt Nam chúng ta? (7/2017)
- Mỹ: Ngày càng nhiều người làm việc qua tuổi 70 (7/2017)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét