Đối với HĐLĐ có thời hạn, khi hết hạn hai bên có quyền tái lý hoặc không tái ký HĐLĐ mới. Trường hợp NSDLĐ không tái ký, thì phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ ít nhất 15 ngày trước khi HĐLĐ hết hạn. Dưới đây là một mẫu Thông báo về việc không tái ký HĐLĐ sau khi hết thời hạn hợp đồng.
<< Thông báo trong quan hệ lao động phải thể hiện bằng văn bản, do đại diện NSDLĐ ký (ảnh minh hoạ)
........
CÔNG TY TNHH XXX
Số: xxx/2021/HC-NS
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
(Tài liệu cá nhân và không phổ biến)
Kính gửi: Ông AAA
Theo “Hợp đồng lao động” số XXX ngày 01/04/2020 giữa Công ty TNHH XXX và ông, hợp đồng giữa hai bên sẽ hết hạn vào ngày 01/04/2021 tới đây.
Căn cứ tình hình hoạt động của công ty, yêu cầu của công việc và nhu cầu sắp xếp lao động, qua tham khảo ý kiến của các bộ phận liên quan, Ban giám đốc công ty quyết định sẽ không tái ký hợp đồng lao động với ông sau khi hết thời hạn hợp đồng lao động hiện nay.
Tại Khoản 1 Điều 34 Bộ luật lao động (2019) quy định “Hợp đồng lao động chấm dứt trong trường hợp hết hạn hợp đồng”. Do vậy, nay công ty có văn bản này, thông báo về việc kết thúc hợp đồng giữa hai bên từ ngày 01/04/2021.
Để giúp ông trong việc sắp xếp lại việc làm sau khi kết thúc làm việc tại công ty, công ty quyết định sẽ hỗ trợ cho ông (ngoài các quyền lợi của NLĐ theo quy định của pháp luật) một khoản trợ cấp đặc biệt là 10.000.000 VNĐ (mười triệu đồng chẵn), sẽ trả cùng kỳ lương tháng 03/2021.
Công ty XXX ghi nhận những đóng góp của ông trong thời gian làm việc tại công ty. Chúng tôi chân thành đề nghị ông hãy bắt đầu lên kế hoạch cho những cơ hội nghề nghiệp sắp tới của mình.
Ông vui lòng liên hệ bộ phận Nhân sự của công ty trong vòng 1 tuần kể từ khi nhận được thông báo này, để được hướng dẫn thủ tục thôi việc. Trong trường hợp ông muốn biết rõ các chi tiết có liên quan hoặc cần giải thích thêm, nhân viên phòng Nhân sự sẽ hỗ trợ.
Công ty XXX kính chúc ông gặp nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống và công việc của mình trong thời gian tới.
Trân trọng.
TM. CÔNG TY TNHH XXX
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công ty)
Nơi nhận:
- Như trên.
- BGĐ, Phòng NS.
......
Phân tích của luật sư Trần Hồng Phong:
1. Việc không tái ký hợp đồng lao động sau khi hết thời hạn của hợp đồng lao động đã ký trước đó chắc chắn sẽ không phải là tin vui đối với NLĐ. Tuy nhiên, hẳn nhiên phải có lý do nào đó thì NSDLĐ mới đi đến quyết định này. Trên thực tế, đó có thể là những lý do/nguyên nhân sau: người lao động làm việc không hiệu quả, ý thức kỷ luật không tốt, không hoà nhập với đồng nghiệp, sức khoẻ không bảo đảm ...vv. Những lý do này không đến mức cần phải xử lý kỷ luật, nhưng phía NSDLĐ cho rằng (có quyền) nếu NLĐ tiếp tục làm việc sẽ không tốt cho công ty.
2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Bộ luật lao động (2019), khi HĐLĐ hết hạn, nếu hai bên không tái ký thì HĐLĐ sẽ đương nhiên chấm dứt. Việc ký hay không ký HĐLĐ mới là quyền của cả hai bên. Do vậy, việc phía NSDLĐ quyết định không tái ký HĐLĐ là không vi phạm gì. Và luật cũng không quy định phải nêu lý do vì sao không tái ký HĐLĐ.
3. Liên quan đến việc không tái ký HĐLĐ, theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 BLLĐ (2019), thì khi chấm dứt HĐLĐ phía NSDLĐ "phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ về việc chấm dứt hợp đồng". Điều luật không quy định cụ thể bao nhiêu ngày trong trường hợp HĐLĐ chấm dứt do hết hạn, nhưng tham khảo tại Điều 36 BLLĐ 2019 (về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, thời gian thông báo), tốt nhất NSDLĐ nên thông báo trước ÍT NHẤT 30 ngày cho NLĐ (thuộc trường hợp HĐLĐ xác định thời hạn). Tức là văn bản Thông báo trên phải được gửi cho NLĐ trước khi HĐLĐ hết hạn ít nhất 30 ngày. (Cũng không nên thông báo quá sớm, sẽ gây tâm lý xáo trộn, hoang mang cho NLĐ). Khi giao thông báo, nhân viên phòng Nhân sự cũng cần phải giải thích, động viên NLĐ, để họ không bị shock hay quá buồn.
4. Ngoài những chế độ, quyền lợi mà NLĐ được hưởng khi chấm dứt HĐLĐ theo quy định, nếu có thể, phía NSDLĐ nên hỗ trợ thêm NLĐ một khoản tiền để bảo đảm sự hợp tình hợp lý, thân thiện với nhau. Chẳng hạn là 1-2 tháng lương, tuỳ theo điều kiện của công ty và mức độ cống hiến của NLĐ trong thời gian làm việc.
TP.HCM, ngày 01/03/2021
THÔNG BÁO
(V/v: Không tái ký hợp đồng lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng)
Theo “Hợp đồng lao động” số XXX ngày 01/04/2020 giữa Công ty TNHH XXX và ông, hợp đồng giữa hai bên sẽ hết hạn vào ngày 01/04/2021 tới đây.
Căn cứ tình hình hoạt động của công ty, yêu cầu của công việc và nhu cầu sắp xếp lao động, qua tham khảo ý kiến của các bộ phận liên quan, Ban giám đốc công ty quyết định sẽ không tái ký hợp đồng lao động với ông sau khi hết thời hạn hợp đồng lao động hiện nay.
Tại Khoản 1 Điều 34 Bộ luật lao động (2019) quy định “Hợp đồng lao động chấm dứt trong trường hợp hết hạn hợp đồng”. Do vậy, nay công ty có văn bản này, thông báo về việc kết thúc hợp đồng giữa hai bên từ ngày 01/04/2021.
Để giúp ông trong việc sắp xếp lại việc làm sau khi kết thúc làm việc tại công ty, công ty quyết định sẽ hỗ trợ cho ông (ngoài các quyền lợi của NLĐ theo quy định của pháp luật) một khoản trợ cấp đặc biệt là 10.000.000 VNĐ (mười triệu đồng chẵn), sẽ trả cùng kỳ lương tháng 03/2021.
Công ty XXX ghi nhận những đóng góp của ông trong thời gian làm việc tại công ty. Chúng tôi chân thành đề nghị ông hãy bắt đầu lên kế hoạch cho những cơ hội nghề nghiệp sắp tới của mình.
Ông vui lòng liên hệ bộ phận Nhân sự của công ty trong vòng 1 tuần kể từ khi nhận được thông báo này, để được hướng dẫn thủ tục thôi việc. Trong trường hợp ông muốn biết rõ các chi tiết có liên quan hoặc cần giải thích thêm, nhân viên phòng Nhân sự sẽ hỗ trợ.
Công ty XXX kính chúc ông gặp nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống và công việc của mình trong thời gian tới.
Trân trọng.
TM. CÔNG TY TNHH XXX
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công ty)
Nơi nhận:
- Như trên.
- BGĐ, Phòng NS.
......
Phân tích của luật sư Trần Hồng Phong:
1. Việc không tái ký hợp đồng lao động sau khi hết thời hạn của hợp đồng lao động đã ký trước đó chắc chắn sẽ không phải là tin vui đối với NLĐ. Tuy nhiên, hẳn nhiên phải có lý do nào đó thì NSDLĐ mới đi đến quyết định này. Trên thực tế, đó có thể là những lý do/nguyên nhân sau: người lao động làm việc không hiệu quả, ý thức kỷ luật không tốt, không hoà nhập với đồng nghiệp, sức khoẻ không bảo đảm ...vv. Những lý do này không đến mức cần phải xử lý kỷ luật, nhưng phía NSDLĐ cho rằng (có quyền) nếu NLĐ tiếp tục làm việc sẽ không tốt cho công ty.
2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Bộ luật lao động (2019), khi HĐLĐ hết hạn, nếu hai bên không tái ký thì HĐLĐ sẽ đương nhiên chấm dứt. Việc ký hay không ký HĐLĐ mới là quyền của cả hai bên. Do vậy, việc phía NSDLĐ quyết định không tái ký HĐLĐ là không vi phạm gì. Và luật cũng không quy định phải nêu lý do vì sao không tái ký HĐLĐ.
3. Liên quan đến việc không tái ký HĐLĐ, theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 BLLĐ (2019), thì khi chấm dứt HĐLĐ phía NSDLĐ "phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ về việc chấm dứt hợp đồng". Điều luật không quy định cụ thể bao nhiêu ngày trong trường hợp HĐLĐ chấm dứt do hết hạn, nhưng tham khảo tại Điều 36 BLLĐ 2019 (về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, thời gian thông báo), tốt nhất NSDLĐ nên thông báo trước ÍT NHẤT 30 ngày cho NLĐ (thuộc trường hợp HĐLĐ xác định thời hạn). Tức là văn bản Thông báo trên phải được gửi cho NLĐ trước khi HĐLĐ hết hạn ít nhất 30 ngày. (Cũng không nên thông báo quá sớm, sẽ gây tâm lý xáo trộn, hoang mang cho NLĐ). Khi giao thông báo, nhân viên phòng Nhân sự cũng cần phải giải thích, động viên NLĐ, để họ không bị shock hay quá buồn.
4. Ngoài những chế độ, quyền lợi mà NLĐ được hưởng khi chấm dứt HĐLĐ theo quy định, nếu có thể, phía NSDLĐ nên hỗ trợ thêm NLĐ một khoản tiền để bảo đảm sự hợp tình hợp lý, thân thiện với nhau. Chẳng hạn là 1-2 tháng lương, tuỳ theo điều kiện của công ty và mức độ cống hiến của NLĐ trong thời gian làm việc.
...........
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét