Theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 BLLĐ (2019), HĐLĐ có thể được chấm dứt (trước thời hạn) khi cả hai bên (NLĐ & NSDLĐ) thoả thuận với nhau. Hiểu một cách đơn giản là hai bên cùng tự nguyện, không bên nào ép bên nào. Việc chấm dứt HĐLĐ theo thoả thuận cần phải được ghi nhận bằng văn bản, có thể nêu hoặc không nêu lý do chấm dứt.
HĐLĐ có thể được chấm dứt trước thời hạn theo sự thoả thuận của hai bên (ảnh minh hoạ)
Dưới đây là một mẫu văn bản thoả thuận chấm dứt HĐLĐ, mà chúng tôi đã dự thảo cho một doanh nghiệp, từ một tình huống thực tế. Lý do chấm dứt (không nêu trong văn bản) là do phía NLĐ không muốn chuyển đổi nơi làm việc (theo sự điều động của công ty) nên đã chủ động gửi đơn đề nghị được chấm dứt HĐLĐ và phía NSDLĐ đã đồng ý.
Trên thực tế, có rất nhiều lý do có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên; trong đó bao gồm cả những lý do mang tính khách quan như: tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng, kinh doanh bị lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản nếu không cắt giảm bớt lao động; hoặc có thể là do sự kiện bất khả kháng, chẳng hạn như dịch cúm, Nhà nước ban hành quy định hạn chế kinh doanh ...vv. Trong những trường hợp như vậy, các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Phía NSDLĐ cần cố gắng bảo đảm quyền lợi và hỗ trợ cho NLĐ trong khả năng của mình một cách tốt nhất.
- Tiền lương của người lao động được tính đến ngày 28/02/2021.
Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
Dưới đây là một mẫu văn bản thoả thuận chấm dứt HĐLĐ, mà chúng tôi đã dự thảo cho một doanh nghiệp, từ một tình huống thực tế. Lý do chấm dứt (không nêu trong văn bản) là do phía NLĐ không muốn chuyển đổi nơi làm việc (theo sự điều động của công ty) nên đã chủ động gửi đơn đề nghị được chấm dứt HĐLĐ và phía NSDLĐ đã đồng ý.
Trên thực tế, có rất nhiều lý do có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên; trong đó bao gồm cả những lý do mang tính khách quan như: tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng, kinh doanh bị lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản nếu không cắt giảm bớt lao động; hoặc có thể là do sự kiện bất khả kháng, chẳng hạn như dịch cúm, Nhà nước ban hành quy định hạn chế kinh doanh ...vv. Trong những trường hợp như vậy, các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Phía NSDLĐ cần cố gắng bảo đảm quyền lợi và hỗ trợ cho NLĐ trong khả năng của mình một cách tốt nhất.
Lưu ý: Đây chỉ là mẫu tham khảo, không nhất thiết phải giống về mặt hình thức hay nội dung trong những trường hợp cụ thể. Nguyên tắc chung là cần thoả thuận, giải quyết tất cả những vấn đề còn tồn đọng (nếu có) trước khi chính thức chấm dứt HĐLĐ, tránh rắc rối về sau.
..........
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN THỎA THUẬN
(V/v: Chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn)
- Căn cứ qui định tại Bộ luật lao động năm 2019.
- Căn cứ HĐLĐ số xxx ngày 10/08/2020 đã ký giữa hai bên.
- Căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của các bên.
Hôm nay, lúc 14h30, ngày15/02/2021.
Tại: phòng họp CÔNG TY TNHH XXX
Địa chỉ: xxx , TP.HCM
Hai bên gồm:
BÊN A: (Người sử dụng lao động): CÔNG TY TNHH XXX
Địa chỉ: xxx, TP.HCM
Số điện thoại: xxx
Đại diện: Bà XXX - Chức vụ: Giám đốc công ty.
BÊN B: (Bên Người lao động):
Bà: YYY
Số CMND số: yyy
Địa chỉ thường trú: yyy
Điện thoại: yyy
Sau khi trao đổi, thỏa thuận, trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện hai bên đồng ý cùng ký kết Bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động này, với nội dung như sau:
Điều 1: NỘI DUNG THỎA THUẬN
1.1. Bà YYY hiện đang là nhân viên kinh doanh (bán hàng), làm việc tại Công ty TNHH XXX theo Hợp đồng lao động số xxx/HĐLĐ ký ngày 10/08/2020, thuộc loại HĐLĐ xác định thời hạn ( 1 năm).
1.2. Nay vì những lý do khách quan, theo nguyện vọng và sự thỏa thuận của cả hai bên, hai bên đồng ý chấm dứt quan hệ lao động, chấm dứt Hợp đồng lao động giữa hai bên.
1.3. Thời điểm chấm dứt HĐLĐ: kể từ ngày 01/03/2021.
Điều 2: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Hai bên thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động (bà YYY) được công ty giải quyết theo qui định của Công ty và pháp luật lao động hiện hành – tính đến hết ngày 28/2/2021.
- Căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của các bên.
Hôm nay, lúc 14h30, ngày15/02/2021.
Tại: phòng họp CÔNG TY TNHH XXX
Địa chỉ: xxx , TP.HCM
Hai bên gồm:
BÊN A: (Người sử dụng lao động): CÔNG TY TNHH XXX
Địa chỉ: xxx, TP.HCM
Số điện thoại: xxx
Đại diện: Bà XXX - Chức vụ: Giám đốc công ty.
BÊN B: (Bên Người lao động):
Bà: YYY
Số CMND số: yyy
Địa chỉ thường trú: yyy
Điện thoại: yyy
Sau khi trao đổi, thỏa thuận, trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện hai bên đồng ý cùng ký kết Bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động này, với nội dung như sau:
Điều 1: NỘI DUNG THỎA THUẬN
1.1. Bà YYY hiện đang là nhân viên kinh doanh (bán hàng), làm việc tại Công ty TNHH XXX theo Hợp đồng lao động số xxx/HĐLĐ ký ngày 10/08/2020, thuộc loại HĐLĐ xác định thời hạn ( 1 năm).
1.2. Nay vì những lý do khách quan, theo nguyện vọng và sự thỏa thuận của cả hai bên, hai bên đồng ý chấm dứt quan hệ lao động, chấm dứt Hợp đồng lao động giữa hai bên.
1.3. Thời điểm chấm dứt HĐLĐ: kể từ ngày 01/03/2021.
Điều 2: QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Hai bên thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động (bà YYY) được công ty giải quyết theo qui định của Công ty và pháp luật lao động hiện hành – tính đến hết ngày 28/2/2021.
Trong thời gian từ ngày ký kết Bản thoả thuận này đến ngày chấm dứt HĐLĐ, bà YYY có trách nhiệm đi làm việc bình thường, cùng hợp tác với công ty và các cá nhân, bộ phận liên quan để bàn giao công việc, làm thủ tục hành chính chấm dứt HĐLĐ.
Điều 3: THỎA THUẬN VỀ HỖ TRỢ VÀ TIỀN HOA HỒNG BÁN HÀNG
Hai bên thống nhất như sau:
- Ngoài việc giải quyết quyền lợi theo qui định của pháp luật, Công ty đồng ý hỗ trợ cho người lao động khoản tiền 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng)
Điều 3: THỎA THUẬN VỀ HỖ TRỢ VÀ TIỀN HOA HỒNG BÁN HÀNG
Hai bên thống nhất như sau:
- Ngoài việc giải quyết quyền lợi theo qui định của pháp luật, Công ty đồng ý hỗ trợ cho người lao động khoản tiền 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng)
- Tiền lương của người lao động được tính đến ngày 28/02/2021.
- Công ty cũng sẽ thanh toán tiền hoa hồng bán tháng 1, 2/2021 cho người lao động theo chính sách của công ty (theo kết quả chốt sổ của Phòng kế toán).
Thời gian thanh toán: vào ngày 28/02/2021 (cả 3 khoản trên).
Điều 4: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Bà YYY xác nhận hoàn toàn tự nguyện khi ký Bản thỏa thuận này, và cam kết sẽ không còn bất kỳ khiếu nại hay thắc mắc nào khác đối với công ty liên quan đến việc chấm dứt quan hệ lao động (hợp đồng lao động) giữa hai bên.
Bên A có nghĩa vụ chốt và giao trả Sổ BHXH cho người lao động sau khi hoàn tất thủ tục chốt sổ tại cơ quan bảo hiểm. Các thủ tục hành chính liên quan thực hiện theo quy định chung.
Thời gian thanh toán: vào ngày 28/02/2021 (cả 3 khoản trên).
Điều 4: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Bà YYY xác nhận hoàn toàn tự nguyện khi ký Bản thỏa thuận này, và cam kết sẽ không còn bất kỳ khiếu nại hay thắc mắc nào khác đối với công ty liên quan đến việc chấm dứt quan hệ lao động (hợp đồng lao động) giữa hai bên.
Bên A có nghĩa vụ chốt và giao trả Sổ BHXH cho người lao động sau khi hoàn tất thủ tục chốt sổ tại cơ quan bảo hiểm. Các thủ tục hành chính liên quan thực hiện theo quy định chung.
Bản thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành 3 bản, bà YYY giữ 1 bản, công ty giữ 2 bản. Các bên cam kết thực hiện đúng những điều đã thống nhất trên đây và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã thỏa thuận nêu trên.
Người lao động Người sử dụng lao động
Người lao động Người sử dụng lao động
(ký, ghi rõ họ tên) (Giám đốc ký, đóng dấu công ty)
..................
* Quy định tại Bộ luật lao động 2019:
Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
.....
Hợp đồng lao động
- Quy định về Hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động & nội dung hợp đồng lao động (sơ đồ tóm lược)
- Quy định về HĐLĐ đối với giám đốc doanh nghiệp Nhà nước
- Ai là người có thẩm quyền giao kết/ký Hợp đồng lao động?
- Quy định về uỷ quyền trong giao kết Hợp đồng lao động
- Quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
- Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
- Bản mô tả công việc (Job description) - Phụ lục quan trọng của HĐLĐ
- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
- Quyền đơn phương chấm dứt HĐLD của Người lao động (sơ đồ tóm lược)
- Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ
- Thế nào là: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
- Quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Quyền tạm hoãn, hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của lao động nữ mang thai
- Hợp đồng lao động với NLĐ cao tuổi
- Hợp đồng lao động vô hiệu
- Trình tự, thủ tục tuyên bố HĐLĐ vô hiệu của Thanh tra lao động & xử lý HĐLĐ vô hiệu
- Trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm & Cách tính trợ cấp thôi việc, mất việc làm
- Quy định về cho thuê lại lao động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét