Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

BHXH là gì? Các chế độ của BHXH

Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (ảnh minh hoạ)




Bảo hiểm xã hội là gì?

Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội (năm 2014) quy định và giải thích như sau: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội".

Nói một cách đơn giản dễ hiểu, là NLĐ đóng tiền BHXH, thì khi xảy ra các tình huống/trường hợp được bảo hiểm, như: đau ốm, sinh con (đối với lao động nữ), tai nạn lao động, về hưu (hết tuổi lao động) ...vv - thì sẽ được "hưởng chế độ" bằng tiền, hoặc chăm sóc y tế...vv.

Việc NLĐ và NSDLĐ đóng tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội được xác định là "tham gia bảo hiểm xã hội". Đây là quyền, đồng thời cũng chính là nghĩa vụ của Người lao động và cả Người sử dụng lao động đặt trong mối quan hệ lao động giữa hai bên.

Trong cơ cấu tiền đóng vào quỹ BHXH của một người lao động, sẽ có phần đóng của cả Người lao động và Người sử dụng lao động, theo tỷ lệ quy định tại Luật bảo hiểm xã hội. (Gọi là "tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội").

5 chế độ của BHXH

Những người (lao động) tham gia BHXH sẽ được hưởng các "chế độ" theo quy định tại Bộ luật lao động,  Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế. Cụ thể, gồm 5 chế độ sau đây:

1. Chế độ đau ốm.

2. Chế độ thai sản (dành cho lao động nữ).

3. Chế độ tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp.

4. Chế độ hưu trí. (lương khi về hưu)

5. Chế độ tử tuất. (dành cho thân nhân, khi NLĐ qua đời).

Ghi chú:

- 5 chế độ trên là áp dụng cho loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc. Còn bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chỉ có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.

- Cùng với việc tham gia BHXH, người lao động còn có trách nhiệm tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, với chế độ trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề ...vv. 

- Cả 3 loại bảo hiểm là; BHXH, BHYT và BHTN "song hành" với nhau, đều thuộc loại bảo hiểm bắt buộc đối với NLĐ và đóng cùng lúc với nhau. Do vậy, trong nhiều trường hợp khi nói BHXH có ý nghĩa bao hàm cả BHYT và BHTN.

BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Pháp luật quy định có 2 loại hình bảo hiểm xã hội, là:

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước quy định, mà người lao động và người sử dụng lao động BẮT BUỘC PHẢI THAM GIA.

Nói chung, trong mối quan hệ hợp đồng lao động, người lao động (và cả Người sử dụng lao động) có nghĩa vụ phải tham gia BHXH bắt buộc. Nói khác đi, nếu doanh nghiệp (người sử dụng lao động) không lập hổ sơ, làm thủ tục cho người lao động tham gia/đóng BHXH là vi phạm pháp luật. (Sẽ bị xử lý hình sự).

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Là loại hình bảo hiểm xã hội do pháp luật quy định, dành cho đối tượng không thuộc nhóm BHXH bắt buộc. Người tham gia ĐƯỢC LỰA CHỌN mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Một số khái niệm liên quan

Luật BHXH (2014) giải thích như sau:

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

.........

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

  1. Giới thiệu & Mục lục Luật BHXH (năm 2014)
  2. Lưu ý: Doanh nghiệp gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự
  3. Quyền, trách nhiệm của Người lao động, Người sử dụng lao động trong lĩnh vực BHXH
  4. Quy định về tham gia BHXH, BHYT & Tuổi nghỉ hưu
  5. BHXH bắt buộc: Đối tượng đóng, mức đóng, tỷ lệ & phương thức đóng
  6. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 01/06/2017 (mới nhất)
  7. Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 - về thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
  8. Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 - quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH
  9. Quy định về việc tính lãi chậm đóng, truy thu BHXH, BHYT, BHTN và thu BHXH tự nguyện (từ 1/1/2016)
  10. Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN (từ 6/2017)
  11. Thẩm quyền giải quyết hưởng các chế độ BHXH
  12. Các chế độ của Bảo hiểm xã hội
  13. Chế độ thai sản (BHXH bắt buộc)
  14. Chế độ ốm đau (BHXH bắt buộc)
  15. Chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHXH bắt buộc)
  16. Chế độ Hưu trí (BHXH bắt buộc)
  17. Chế độ tử tuất (BHXH bắt buộc)
  18. Quy định về mẫu Sổ bảo hiểm xã hội
  19. Quy định về mẫu Thẻ bảo hiểm y tế

........

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
  1. Trình tự, thủ tục đăng ký tham gia BHXH
  2. Trình tự thủ tục & hồ sơ giải quyết các chế độ BHXH (tổng hợp, tất cả các chế độ)
  3. Quy trình chuyển cơ quan BHXH quản lý khi thay đổi địa điểm kinh doanh 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét