Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Liên đoàn lao động huyện, quận: "Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở" của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp

Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu

Tại mỗi doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn của NLĐ được thành lập, gọi là Công đoàn cơ sở. Theo hệ thống tổ chức của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Liên đoàn lao động cấp quận, huyện, thị xã được xác định là "Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở" của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Vậy Liên đoàn lao động quận, huyện có chức năng và quyền hạn như thế nào? Mối quan hệ giữa Công đoàn cơ sở và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra sao?

Liên đoàn lao động quận, huyện là "Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở" của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp (ảnh minh hoạ)



Vấn đề này được quy định tại Luật công đoàn (2012) và Điều lệ Công đoàn Việt Nam (2013). Cụ thể như sau:

I. Những quy định chung:

Theo Luật công đoàn (2012), giải thích như sau:

- Công đoàn cơ sở: là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Theo đó, chúng ta thấy rằng chức năng và quyền hạn của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là TRỰC TIẾP THỰC HIỆN QUYỀN CÔNG NHẬN CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ.

Trong khi đó, theo quy định tại Điều 26 Điều lệ công đoàn Việt Nam (2013), thì Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn Lao động huyện) có nhiệm vụ "Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh" ... - theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.

Như vậy, Liên đoàn lao động quận, huyện chính là Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động của mình, nếu có những vấn đề cần giải thích, hỗ trợ, hướng dẫn ... - thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cần liên hệ với cấp trên trực tiếp của mình - chính là Liên đoàn lao động quận, huyện - nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Ví dụ: khi tại doanh nghiệp có tranh chấp về lao động, đình công, hay các vấn đề về đối thoại với NSDLĐ, thương lượng Thoả ước lao động tập thể, thành lập, tổ chức đại hội Công đoàn cơ sở ...vv  - thì cần liên hệ với Liên đoàn lao động quận, huyện để được hỗ trợ, hướng dẫn.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Lao động huyện:

Điều 26 Điều lệ Công đoàn (2013) quy định như sau:

Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn Lao động huyện)

1. Liên đoàn Lao động huyện được tổ chức theo đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp.

2. Đối tượng tập hợp của Liên đoàn Lao động huyện là đoàn viên, người lao động trên địa bàn cấp huyện.

3. Liên đoàn Lao động huyện quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp Công đoàn giáo dục huyện; ra quyết định thành lập, giải thể hoặc công nhận và chỉ đạo trực tiếp các Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn đóng trên địa bàn (trừ những Công đoàn cơ sở đã trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác).

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn lao động quận, huyện:

a. Tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước.

b. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước cấp huyện, công đoàn ngành địa phương và tương đương để:

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở (doanh nghiệp, cơ quan ...) đóng trên địa bàn;

- Hướng dẫn, hỗ trợ, giúp Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, tổ chức, Lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.

c. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở khi người lao động ở đó yêu cầu. Đại diện cho Công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động khi được Công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền.

d. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết và chủ trương công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy đảng và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình; tham gia với cấp ủy đảng, Cơ quan Nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của đoàn viên, người lao động.

đ. Vận động đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

e. Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn; công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh.

g. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Lưu ý:

-  Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.


..........

* Văn bản tham khảo:


* Quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam (2013):


Điều 26. Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn Lao động huyện)

1. Liên đoàn Lao động huyện được tổ chức theo đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp.

2. Đối tượng tập hợp của Liên đoàn Lao động huyện là đoàn viên, người lao động trên địa bàn cấp huyện.

3. Liên đoàn Lao động huyện quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp Công đoàn giáo dục huyện; ra quyết định thành lập, giải thể hoặc công nhận và chỉ đạo trực tiếp các Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn đóng trên địa bàn (trừ những Công đoàn cơ sở đã trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác).

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Lao động huyện:

a. Tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước.

b. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước cấp huyện, công đoàn ngành địa phương và tương đương để kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, tổ chức, Lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.

c. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở khi người lao động ở đó yêu cầu. Đại diện cho Công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động khi được Công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền.

d. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết và chủ trương công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy đảng và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình; tham gia với cấp ủy đảng, Cơ quan Nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của đoàn viên, người lao động.

đ. Vận động đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

e. Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn; công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh.

g. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

..........

Công đoàn:

  1. Công đoàn là gì?
  2. Trách nhiệm bảo đảm hoạt động của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp của NSDLĐ
  3. Đoàn viên Công đoàn, điều kiện và thủ tục kết nạp, công nhận Đoàn viên Công đoàn
  4. Cán bộ Công đoàn, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ Công đoàn
  5. Quy định về đóng đoàn phí Công đoàn
  6. Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn
  7. Quy định về sử dụng và quản lý Thẻ đoàn viên Công đoàn
  8. Đối thoại tại nơi làm việc
  9. Quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở & Công đoàn cấp trên trực tiếp
  10. Quy định về Thoả ước lao động tập thể
  11. Quy chế thực hiện dân chủ tại nơi làm việc (biểu mẫu)
  12. Quyền và trách nhiệm của Đoàn viên công đoàn (NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét