Đinh Hồng Kỳ
CLB GĐNS: Góc nhìn của một doanh nhân về BHXH tại VN, góp phần cho chúng ta có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về bức tranh BHXH trong giai đoạn hiện nay.
Bảo hiểm xã hội đang trở thành cuộc chơi không cân sức với doanh nghiệp. Công ty của chúng tôi hiện vận hành 9 nhà máy sản xuất gạch không nung trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Gần 1.000 công nhân, nhân viên đang làm việc tại các điểm này. Chỉ riêng một nhà máy tại Bình Dương, nơi có hơn 300 công nhân đang làm việc, tôi đã phải đóng 4,6 tỷ đồng phí bảo hiểm xã hội cho cả năm 2016. Trước đó, năm 2015, con số này là 3,9 tỷ đồng.
Đối với NSDLĐ, BHXH thực sự là một gánh nặng (ảnh minh hoạ)
Còn năm 2017, thì con số này sẽ là 5,5 tỷ đồng. Phí bảo hiểm “nhảy cóc” dần theo sự gia tăng của mức lương tối thiểu vùng.
Nhưng điều chúng tôi phải đặt lên bàn họp nhiều nhất hai tháng nay, là sức chịu đựng của công ty đến đâu, khi mà, theo quy định của Bảo hiểm xã hội, từ năm 2018, doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm dựa trên mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác của người lao động. Trong đó, căn cứ tính đóng bảo hiểm được bổ sung nhiều khoản mới và đặc biệt, doanh nghiệp sẽ phải đóng bảo hiểm trên mức lương thực tế chứ không còn là lương tối thiểu vùng. Chính sách này có thể hiểu gần như tính trên tổng thu nhập của người lao động.
Nếu tính theo quy định này, chỉ riêng nhà máy Bình Dương của chúng tôi phải nộp tới hơn 6 tỷ đồng cho cả năm 2018. Đây thật sự là một gánh nặng khủng khiếp chúng tôi phải đối mặt.
Một trong những sản phẩm chủ đạo của chúng tôi là gạch thủ công xuất khẩu. Do tính chất thủ công mỹ nghệ nên cần rất nhiều nhân công. Chính vì vậy, giá thành sản phẩm nằm chủ yếu ở giá nhân công. Nếu chi phí bảo hiểm cứ tăng đều hàng năm thì chắc chắn giá thành sẽ tăng vọt theo trong khi giá bán đầu ra không thể tăng được.
Đối mặt với chính sách bảo hiểm mới của năm 2018, nhiều doanh nghiệp như chúng tôi đang đứng trước lựa chọn: đóng cửa hoặc chí ít giảm mạnh sản lượng thông qua việc sa thải bớt nhân công.
Ai đã làm nên cơ sự ấy?
Số người đang nộp bảo hiểm xã hội ở Việt Nam chỉ khoảng 13 triệu người. So với hơn 53 triệu người đang có việc làm, con số này vô cùng thấp. Vì sao? Vì rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị trốn đóng bảo hiểm cho nhân viên.
Họ trốn đóng bảo hiểm bằng cách nào? Không ký hợp đồng lao động chính thức. Đồng thời không đóng bảo hiểm, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, y tế, bảo hộ lao động… để khỏi tốn chi phí.
Nhưng đáng nói nhất, tôi biết nhiều doanh nghiệp đã trốn tránh trách nhiệm với người lao động bằng cách làm luật riêng với cán bộ địa phương. Tôi từng biết có doanh nghiệp bạn hàng tháng đàm phán với cán bộ “tháng này chú làm ăn được thì nộp nhiều lên, tháng trước chú làm ăn kém thì bớt cho chú tý”. Họ mặc cả như ngoài chợ, tùy quy mô doanh nghiệp và tùy địa phương. Không phải ngẫu nhiên mà các đợt thanh tra về bảo hiểm luôn lòi ra thêm hàng nghìn lao động không được đóng bảo hiểm hay hàng trăm tỷ thất thu.
Trong khi đó, doanh nghiệp làm ăn chân chính thì mệt mỏi. Nhà nước thất thu.
Vì thế, nên khi Quốc hội cho biết Quỹ bảo hiểm sắp vỡ, người dân mới ngỡ ngàng. Các cơ quan quản lý bảo hiểm của các địa phương đã không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình là thu đúng và thu đủ. Việc thực thi chính sách của bảo hiểm xã hội đã kém hiệu quả, không moi ra được các doanh nghiệp lờ đi nghĩa vụ với người lao động.
Tăng thu bảo hiểm có thể khiến một số người cho rằng nhanh chóng thu được thêm tiền cho quỹ. Nhưng sau một thời gian, doanh nghiệp quá sức chịu đựng, sẽ có anh giải thể, phá sản. Tiền nhà nước thu được sẽ giảm đi thông qua hệ lụy mà chính những quy định ngắn hạn được tạo ra. Đó là chưa kể ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn, sử dụng nhiều lao động để tận dụng giá nhân công rẻ như lắp ráp điện tử, dệt may, da giày, thủy sản, mỹ nghệ… Khi chi phí nhân công thông qua phí bảo hiểm bị đội lên quá cao thì họ sẽ tìm cách rút ra khỏi Việt Nam. Lợi bất cập hại.
Và có một điều lạ: ở nhiều nước trên thế giới, người đóng bảo hiểm xã hội được chọn quỹ quản lý tiền bảo hiểm của mình và được báo cáo công khai minh bạch về tình hình quản lý, đầu tư và tăng trưởng trên số tiền của mình thì nước ta tiền bảo hiểm xã hội là bí mật.
Công ty đối tác của chúng tôi ở Malaysia kể rằng chính phủ họ thành lập quỹ EPF (Employees' Provident Fund). Hàng tháng công ty đóng 13% lương, người lao động đóng 11% lương. Khoản này được mở thành các tài khoản EPF của mỗi người lao động, chính phủ trả lãi suất như một khoản tiền gửi theo tháng vào đây. Tài khoản này sẽ đóng và người lao động được rút dần khi nghỉ hưu. Trong các tình huống nhất định, họ vẫn được lấy ra một phần để chi trả cho nhu cầu cá nhân như mua nhà, giáo dục con cái, hay chữa bệnh.
Hay như tại Hà Lan, nơi các loại phí bảo hiểm thường rất cao, nhưng mức đóng bảo hiểm của doanh nghiệp cũng chỉ tối đa 30% tính trên lương cơ bản (nhưng cho 4 loại hình bảo hiểm). Người lao động chỉ phải trả 6% cho lương cơ bản sau thuế thu nhập cá nhân. Con số này ở Việt Nam đang là 21,5% cho công ty và 10,5% cho người lao động.
Hà Lan và Malaysia đều tính phí bảo hiểm cho nhân viên trên cơ sở lương cơ bản. Trong khi Việt Nam lại tính phí bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp trên cả lương và các khoản phụ cấp của người lao động từ năm 2018.
Và lạ lùng thay, doanh nghiệp, người lao động không thể biết tiền đó đang được quản lý, đầu tư như thế nào.
Nếu may mắn, họ được lĩnh lương hưu từ chính đồng tiền mà mình đã làm ra thì lại mang tâm lý nhận một thứ bổng lộc.
....
Còn năm 2017, thì con số này sẽ là 5,5 tỷ đồng. Phí bảo hiểm “nhảy cóc” dần theo sự gia tăng của mức lương tối thiểu vùng.
Nhưng điều chúng tôi phải đặt lên bàn họp nhiều nhất hai tháng nay, là sức chịu đựng của công ty đến đâu, khi mà, theo quy định của Bảo hiểm xã hội, từ năm 2018, doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm dựa trên mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác của người lao động. Trong đó, căn cứ tính đóng bảo hiểm được bổ sung nhiều khoản mới và đặc biệt, doanh nghiệp sẽ phải đóng bảo hiểm trên mức lương thực tế chứ không còn là lương tối thiểu vùng. Chính sách này có thể hiểu gần như tính trên tổng thu nhập của người lao động.
Nếu tính theo quy định này, chỉ riêng nhà máy Bình Dương của chúng tôi phải nộp tới hơn 6 tỷ đồng cho cả năm 2018. Đây thật sự là một gánh nặng khủng khiếp chúng tôi phải đối mặt.
Một trong những sản phẩm chủ đạo của chúng tôi là gạch thủ công xuất khẩu. Do tính chất thủ công mỹ nghệ nên cần rất nhiều nhân công. Chính vì vậy, giá thành sản phẩm nằm chủ yếu ở giá nhân công. Nếu chi phí bảo hiểm cứ tăng đều hàng năm thì chắc chắn giá thành sẽ tăng vọt theo trong khi giá bán đầu ra không thể tăng được.
Đối mặt với chính sách bảo hiểm mới của năm 2018, nhiều doanh nghiệp như chúng tôi đang đứng trước lựa chọn: đóng cửa hoặc chí ít giảm mạnh sản lượng thông qua việc sa thải bớt nhân công.
Ai đã làm nên cơ sự ấy?
Số người đang nộp bảo hiểm xã hội ở Việt Nam chỉ khoảng 13 triệu người. So với hơn 53 triệu người đang có việc làm, con số này vô cùng thấp. Vì sao? Vì rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị trốn đóng bảo hiểm cho nhân viên.
Họ trốn đóng bảo hiểm bằng cách nào? Không ký hợp đồng lao động chính thức. Đồng thời không đóng bảo hiểm, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, y tế, bảo hộ lao động… để khỏi tốn chi phí.
Nhưng đáng nói nhất, tôi biết nhiều doanh nghiệp đã trốn tránh trách nhiệm với người lao động bằng cách làm luật riêng với cán bộ địa phương. Tôi từng biết có doanh nghiệp bạn hàng tháng đàm phán với cán bộ “tháng này chú làm ăn được thì nộp nhiều lên, tháng trước chú làm ăn kém thì bớt cho chú tý”. Họ mặc cả như ngoài chợ, tùy quy mô doanh nghiệp và tùy địa phương. Không phải ngẫu nhiên mà các đợt thanh tra về bảo hiểm luôn lòi ra thêm hàng nghìn lao động không được đóng bảo hiểm hay hàng trăm tỷ thất thu.
Trong khi đó, doanh nghiệp làm ăn chân chính thì mệt mỏi. Nhà nước thất thu.
Vì thế, nên khi Quốc hội cho biết Quỹ bảo hiểm sắp vỡ, người dân mới ngỡ ngàng. Các cơ quan quản lý bảo hiểm của các địa phương đã không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình là thu đúng và thu đủ. Việc thực thi chính sách của bảo hiểm xã hội đã kém hiệu quả, không moi ra được các doanh nghiệp lờ đi nghĩa vụ với người lao động.
Tăng thu bảo hiểm có thể khiến một số người cho rằng nhanh chóng thu được thêm tiền cho quỹ. Nhưng sau một thời gian, doanh nghiệp quá sức chịu đựng, sẽ có anh giải thể, phá sản. Tiền nhà nước thu được sẽ giảm đi thông qua hệ lụy mà chính những quy định ngắn hạn được tạo ra. Đó là chưa kể ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn, sử dụng nhiều lao động để tận dụng giá nhân công rẻ như lắp ráp điện tử, dệt may, da giày, thủy sản, mỹ nghệ… Khi chi phí nhân công thông qua phí bảo hiểm bị đội lên quá cao thì họ sẽ tìm cách rút ra khỏi Việt Nam. Lợi bất cập hại.
Và có một điều lạ: ở nhiều nước trên thế giới, người đóng bảo hiểm xã hội được chọn quỹ quản lý tiền bảo hiểm của mình và được báo cáo công khai minh bạch về tình hình quản lý, đầu tư và tăng trưởng trên số tiền của mình thì nước ta tiền bảo hiểm xã hội là bí mật.
Công ty đối tác của chúng tôi ở Malaysia kể rằng chính phủ họ thành lập quỹ EPF (Employees' Provident Fund). Hàng tháng công ty đóng 13% lương, người lao động đóng 11% lương. Khoản này được mở thành các tài khoản EPF của mỗi người lao động, chính phủ trả lãi suất như một khoản tiền gửi theo tháng vào đây. Tài khoản này sẽ đóng và người lao động được rút dần khi nghỉ hưu. Trong các tình huống nhất định, họ vẫn được lấy ra một phần để chi trả cho nhu cầu cá nhân như mua nhà, giáo dục con cái, hay chữa bệnh.
Hay như tại Hà Lan, nơi các loại phí bảo hiểm thường rất cao, nhưng mức đóng bảo hiểm của doanh nghiệp cũng chỉ tối đa 30% tính trên lương cơ bản (nhưng cho 4 loại hình bảo hiểm). Người lao động chỉ phải trả 6% cho lương cơ bản sau thuế thu nhập cá nhân. Con số này ở Việt Nam đang là 21,5% cho công ty và 10,5% cho người lao động.
Hà Lan và Malaysia đều tính phí bảo hiểm cho nhân viên trên cơ sở lương cơ bản. Trong khi Việt Nam lại tính phí bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp trên cả lương và các khoản phụ cấp của người lao động từ năm 2018.
Và lạ lùng thay, doanh nghiệp, người lao động không thể biết tiền đó đang được quản lý, đầu tư như thế nào.
Nếu may mắn, họ được lĩnh lương hưu từ chính đồng tiền mà mình đã làm ra thì lại mang tâm lý nhận một thứ bổng lộc.
Nguồn: Vnexpress ngày 25/9/2017
....
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Gồm 2 phần:
1. Các quy định
2. Thủ tục hành chính
........
1. CÁC QUY ĐỊNH
- BHXH là gì? Các chế độ của BHXH
- Giới thiệu & Mục lục Luật BHXH (năm 2014)
- Các hành vi bị nghiêm cấm về BHXH
- Lưu ý: Doanh nghiệp gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự
- Quyền, trách nhiệm của Người lao động, Người sử dụng lao động trong lĩnh vực BHXH
- Trách nhiệm của Người sử dụng lao động khi Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Quyền, trách nhiệm của Cơ quan BHXH (Nhà nước) & phân cấp quản lý
- Quy định về tham gia BHXH, BHYT & Tuổi nghỉ hưu
- Đối tượng đóng, mức đóng, tỷ lệ & phương thức đóng BHXH bắt buộc
- Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 01/06/2017 (mới nhất)
- Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 - về thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
- Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 - quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH
- Quy định về việc tính lãi chậm đóng, truy thu BHXH, BHYT, BHTN và thu BHXH tự nguyện (từ 1/1/2016)
- Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN (từ 6/2017)
- Thẩm quyền giải quyết hưởng các chế độ BHXH
- Các chế độ của Bảo hiểm xã hội
- Chế độ thai sản (BHXH bắt buộc)
- Chế độ ốm đau (BHXH bắt buộc)
- Chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHXH bắt buộc)
- Chế độ Hưu trí (BHXH bắt buộc)
- Chế độ tử tuất (BHXH bắt buộc)
- Quy định về mẫu Sổ bảo hiểm xã hội
- Quy định về mẫu Thẻ bảo hiểm y tế
- Trình tự, thủ tục đăng ký tham gia và mức đóng BHXH tự nguyện
........
2. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét