Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Nghỉ hưu sau năm 2017, lương hưu của nữ giảm đến 10% so với hiện nay

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) ngày 21-9-2017 cho biết tình trạng sa thải lao động trên 35 tuổi, đặc biệt là lao động nữ tại nhiều doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Kết quả khảo sát ở một số DN cho thấy có nơi tới 80% phụ nữ tuổi trên 35 làm việc trong các KCX-KCN bị buộc phải nghỉ việc hoặc tự bỏ việc. Lý do chính là DN cơ cấu lại sản xuất hoặc tự nghỉ do không chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt.

Lương bình quân hàng tháng của lao động nữ thấp hơn so với lao động nam (ảnh minh hoạ)


Trước tình hình này, lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH cho biết đã khuyến cáo DN phải thực hiện đúng như Bộ Luật Lao động quy định, không được tự ý sa thải, đơn phương sa thải lao động. Đồng thời, Bộ LĐ-TB-XH cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn nghiên cứu và đề xuất các chính sách ràng buộc DN FDI sử dụng lao động lâu dài hơn, trước hết là chính sách trong quá trình tuyển dụng và sa thải, nghỉ việc NLĐ.

Cũng theo lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH xu hướng NLĐ nhận BHXH một lần không có chiều hướng giảm, tập trung vào đối tượng lao động nữ (LĐN). Theo lý giải của Bộ LĐ-TB-XH, một số quy định hiện hành của Luật BHXH vẫn còn sự khác biệt về giới trong cách tính lương hưu đối với lao động nam và nữ nghỉ hưu (từ ngày 1-1-2018) và điều này ảnh hưởng đến tâm lý của LĐN.

Cụ thể là khi tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam chỉ giảm 2% trong khi LĐN giảm tới 10% so với người có cùng thời gian đóng BHXH nghỉ hưu năm 2017. Ngoài ra, LĐN thường tập trung trong các lĩnh vực có có trình độ chuyên môn thấp hoặc những công việc không ổn định.

Qua khảo sát, khoảng 70% lao động nữ thường làm trong các ngành, lĩnh vực như dịch vụ, dệt may, da giày; 41,1% lao động nữ làm những công việc giản đơn. Điều đó dẫn đến tình trạng lương bình quân hàng tháng của LĐN làm công hưởng lương thấp hơn so với lao động nam (nữ khoảng 4,58 triệu đồng so với nam là 5,19 triệu đồng).

Nguồn:  T.Ngôn/ báo NLĐ

.......

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Gồm 2 phần:
1. Các quy định
2. Thủ tục hành chính
........

1. CÁC QUY ĐỊNH 
  1. BHXH là gì? Các chế độ của BHXH
  2. Giới thiệu & Mục lục Luật BHXH (năm 2014)
  3. Các hành vi bị nghiêm cấm về BHXH
  4. Lưu ý: Doanh nghiệp gian lận hay trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự
  5. Quyền, trách nhiệm của Người lao động, Người sử dụng lao động trong lĩnh vực BHXH
  6. Trách nhiệm của Người sử dụng lao động khi Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  7. Quyền, trách nhiệm của Cơ quan BHXH (Nhà nước) & phân cấp quản lý
  8. Quy định về tham gia BHXH, BHYT & Tuổi nghỉ hưu
  9. Đối tượng đóng, mức đóng, tỷ lệ & phương thức đóng BHXH bắt buộc
  10. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 01/06/2017 (mới nhất)
  11. Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 - về thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT
  12. Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 - quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH
  13. Quy định về việc tính lãi chậm đóng, truy thu BHXH, BHYT, BHTN và thu BHXH tự nguyện (từ 1/1/2016)
  14. Hướng dẫn tra cứu thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT & BHTN (từ 6/2017)
  15. Thẩm quyền giải quyết hưởng các chế độ BHXH
  16. Các chế độ của Bảo hiểm xã hội
  17. Chế độ thai sản (BHXH bắt buộc)
  18. Chế độ ốm đau (BHXH bắt buộc)
  19. Chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHXH bắt buộc)
  20. Chế độ Hưu trí (BHXH bắt buộc)
  21. Chế độ tử tuất (BHXH bắt buộc)
  22. Quy định về mẫu Sổ bảo hiểm xã hội
  23. Quy định về mẫu Thẻ bảo hiểm y tế
  24. Trình tự, thủ tục đăng ký tham gia và mức đóng BHXH tự nguyện

........

2. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
  1. Trình tự, thủ tục và hồ sơ tham gia Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN
  2. Trình tự thủ tục & hồ sơ giải quyết các chế độ BHXH (tổng hợp, tất cả các chế độ)
  3. Quy trình chuyển cơ quan BHXH quản lý khi thay đổi địa điểm kinh doanh 
  4. Hướng dẫn tra cứu thông tin cá nhân tham gia BHXH, BHYT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét