Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Từ 15/10/2018: bổ sung một số trường hợp tinh giảm biên chế đối với cán bộ, viên chức

Chính phủ vừa ban hành chính sách mới về tinh giản biên chế tại Nghị định 113/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/10/2018). Theo đó, cán bộ, công chức (CBCC), viên chức trong biên chế và CBCC xã hưởng lương từ NSNN hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp như sau:

<< Mất việc là nỗi lo của nhiều cán bộ, viên chức trong bối cảnh Nhà nước thúc đẩy tinh giảm biên chế (ảnh minh họa)



* Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

* Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

* Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

* Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

* Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

* Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

* Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó.

* Những người đã là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền điều động sang công tác tại các hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm đ, e, g khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.

Căn cứ Đề án tinh giản biên chế của Bộ, ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm hiện hành và kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế năm kế hoạch, các Bộ, ngành xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm kế hoạch, tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền bố trí, giao dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế trong dự toán hàng năm của các Bộ, ngành.

Định kỳ 2 lần/năm (6 tháng/1 lần), tổng hợp kết quả thực hiện tinh giản biên chế, bao gồm: danh sách đối tượng tinh giản biên chế (kèm theo giải trình làm rõ lý do tinh giản biên chế của từng đối tượng) và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành mình gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định. Trường hợp thực hiện tinh giản biên chế không đúng đối tượng theo quy định của pháp luật, thì thực hiện thu hồi nộp ngân sách kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, thu hồi các quyết định giải quyết tinh giản biên chế và bố trí cho những người không thuộc đối tượng tinh giản biên chế trở lại làm việc.

Việc xây dựng kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong dự toán ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương được áp dụng từ năm ngân sách 2019.

......

Năm 2018
  1. Sửa đổi Bộ luật lao động 2012: 10 nội dung sẽ được điều chỉnh (8/2018)
  2. Hà Nội: công nhân Cty Môi trường đô thị Hà Đông ngừng việc tập thể đòi quyền lợi (7/2018)
  3. Tăng tuổi nghỉ hưu: Dự kiến 2 phương án điều chỉnh từ năm 2021 (7/2018)
  4. Cán bộ ở Đà Nẵng đồng ý thôi việc, nhường ghế được hỗ trợ lên tới 200 triệu đồng (7/2018)
  5. Nghỉ Lễ, Tết năm 2019: Tết âm lịch nghỉ 9 ngày, Tết dương lịch nghỉ 4 ngày
  6. Có đến 39% công nhân phải sống trong tằn tiện, kham khổ (7/2018)
  7. Vì sao năng suất lao động Việt Nam thấp nhất khu vực? (7/2018)
  8. Đến tháng 5/2018: Nợ đọng BHXH đang trên 10.000 tỉ đồng (5/2018)
  9. Giám sát, xử lý các doanh nghiệp có số nợ BHXH lớn (4/2018)
  10. Mức lãi suất chậm nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN năm 2018 (từ 1/1/2018)
  11. Mức hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp quá thấp (2/2018)
  12. Khám bệnh BHYT cần lưu ý gì? (2/2018)
  13. Nhiều lao động cầm cố sổ bảo hiểm xã hội (2/2018)
  14. 8.000 doanh nghiệp “mất tích”, nợ BHXH gần 2.000 tỉ đồng (1/2018)
  15. Đề xuất tự chủ thang bảng lương trong doanh nghiệp (1/2018)
  16. NLĐ biết quyền lợi của mình từ các thông tin ghi trên Thẻ bảo hiểm y tế (1/2018)
  17. Nhiều doanh nghiệp "găm" sổ BHXH của người lao động (1/2018)
  18. Thẻ BHYT năm 2018: nhiều điểm mới cần biết (1/2018)
  19. 6 quy định mới trong pháp luật lao động từ 1/1/2018



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét