Theo quy định, doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn (NLĐ), thì phải thành lập Công đoàn cơ sở. Vậy điều kiện cụ thể, trình tự thủ tục thành lập Công đoàn cơ sở như thế nào? Vấn đề này được quy định tại Luật công đoàn và Điều lệ công đoàn Việt Nam.
Công đoàn cơ sở phải đủ điều kiện thành lập, tổ chức thành lập theo đúng trình tự, thủ tục luật định thì mới được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận (ảnh minh hoạ)
* Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật lao động (2012)
- Luật Công đoàn (2012)
- Nghị định 98/2014/NĐ-CP.
- Điều lệ Công đoàn Việt Nam (2013)
- Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 4/3/2014 của Tổng liên đoàn lao động - thi hành Điều lệ công đoàn VN.
I. Nguyên tắc và quyền thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp của NLĐ:
Theo quy định tại Điều 189 Luật công đoàn (2012), NLĐ làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn. Như vậy, việc thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được xác định là QUYỀN CỦA NLĐ.
NSDLĐ (doanh nghiệp) có trách nhiệm tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thành lập, tổ chức hoạt động của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp mình.
Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn cơ sở được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Công đoàn cơ sở được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Điều lệ Công đoàn (2013) và Nghị định 98/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp như sau:
a) Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
b) Chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
c) Sau thời gian quy định trên, nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở, thì công đoàn cấp trên (Liên đoàn lao động quận, huyện) có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
Tóm gọn như sau:
- Khi doanh nghiệp có từ 5 NLĐ trở lên, thì phải thành lập Công đoàn cơ sở.
- Thời gian thành lập: Trong vòng 6 tháng, kể từ ngày doanh nghiệp đi vào hoạt động. (Hoặc từ khi có đủ từ 5 NLĐ trở lên).
III. Trình tự, thủ tục thành lập Công đoàn cơ sở
Điều 17 Điều lệ Công đoàn (2013) quy định trình tự thành lập Công đoàn cơ sở thông qua các bước như sau:
Bước 1. Người lao động vận động thành lập Công đoàn cơ sở
- Người lao động tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan và được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Liên đoàn lao động quận, huyện) tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ.
- Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ đề nghị với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về hướng dẫn việc tuyên truyền, vận động, thu nhận đơn gia nhập Công đoàn của người lao động và chuẩn bị việc tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.
Tại Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 4/3/2014 của Tổng liên đoàn lao động hướng dẫn chi tiết như sau:
* Việc tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở:
a. Người lao động có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Liên đoàn lao động quận, huyện) hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan.
Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, thì NLĐ tự tập hợp, bầu trưởng Ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp có một người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động. Nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn.
(Ghi chú: Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ sau khi bầu được ban chấp hành công đoàn cơ sở).
b. Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở ghép nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mỗi đơn vị phải có ít nhất ba người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam và có ít nhất một đại diện trong ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
* Trách nhiệm của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:
- Cán bộ công đoàn cấp trên có quyền và trách nhiệm tiếp cận người lao động tại nơi làm việc và ngoài nơi làm việc để tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn.
- Hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người lao động thành lập công đoàn cơ sở:
- Khi người lao động tổ chức ban vận động hoặc khi có đề nghị về việc thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm cử cán bộ đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nơi chuẩn bị thành lập công đoàn cơ sở để trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ giúp đỡ việc tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
Giải thích thêm:
- Trên đây là hướng dẫn có phần nặng về lý thuyết. Trên thực tế, NSDLĐ và người phụ trách công tác nhân sự tại doanh nghiệp phải tìm hiểu, chủ động "ngỏ lời" với NLĐ trong việc thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp mình. Tức là phải tổ chức làm việc với NLĐ, giải thích pháp luật, ý nghĩa của việc thành lập Công đoàn cơ sở, để NLĐ xúc tiến việc thành lập, liên hệ với Liên đoàn lao động quận, huyện nhờ hướng dẫn, hỗ trợ ...vv.
- Nếu NSDLĐ không chủ động và có hành động thúc đẩy, thì NLĐ sẽ e ngại, thậm chí không dám vì sợ bị "đì".
Bước 2. Tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở
Khi có đủ số lượng người lao động tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn theo quy định Điều lệ, thì Ban vận động sẽ tổ chức một hội nghị, có tên là "Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở" - theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở có các nội dung/nhiệm vụ như sau:
- Báo cáo quá trình vận động NLĐ gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập Công đoàn cơ sở.
- Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn.
- Tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở.
- Bầu ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
- Thông qua chương trình hoạt động của Công đoàn cơ sở.
Lưu ý:
a. Người lao động có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Liên đoàn lao động quận, huyện) hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan.
Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, thì NLĐ tự tập hợp, bầu trưởng Ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp có một người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động. Nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn.
(Ghi chú: Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ sau khi bầu được ban chấp hành công đoàn cơ sở).
b. Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở ghép nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mỗi đơn vị phải có ít nhất ba người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam và có ít nhất một đại diện trong ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
* Trách nhiệm của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:
- Cán bộ công đoàn cấp trên có quyền và trách nhiệm tiếp cận người lao động tại nơi làm việc và ngoài nơi làm việc để tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn.
- Hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người lao động thành lập công đoàn cơ sở:
- Khi người lao động tổ chức ban vận động hoặc khi có đề nghị về việc thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm cử cán bộ đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nơi chuẩn bị thành lập công đoàn cơ sở để trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ giúp đỡ việc tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
Giải thích thêm:
- Trên đây là hướng dẫn có phần nặng về lý thuyết. Trên thực tế, NSDLĐ và người phụ trách công tác nhân sự tại doanh nghiệp phải tìm hiểu, chủ động "ngỏ lời" với NLĐ trong việc thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp mình. Tức là phải tổ chức làm việc với NLĐ, giải thích pháp luật, ý nghĩa của việc thành lập Công đoàn cơ sở, để NLĐ xúc tiến việc thành lập, liên hệ với Liên đoàn lao động quận, huyện nhờ hướng dẫn, hỗ trợ ...vv.
- Nếu NSDLĐ không chủ động và có hành động thúc đẩy, thì NLĐ sẽ e ngại, thậm chí không dám vì sợ bị "đì".
Bước 2. Tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở
Khi có đủ số lượng người lao động tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn theo quy định Điều lệ, thì Ban vận động sẽ tổ chức một hội nghị, có tên là "Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở" - theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở có các nội dung/nhiệm vụ như sau:
- Báo cáo quá trình vận động NLĐ gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập Công đoàn cơ sở.
- Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn.
- Tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở.
- Bầu ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
- Thông qua chương trình hoạt động của Công đoàn cơ sở.
Lưu ý:
- Việc bầu cử ban chấp hành công đoàn tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá một phần hai (1/2) so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
Bước 3. Đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra Quyết định công nhận Công đoàn cơ sở & đoàn viên
Theo quy định tại Điều lệ Công đoàn:
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Liên đoàn lao động quận, huyện) ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn cơ sở.
- Hoạt động của Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chỉ hợp pháp sau khi có quyết định công nhận của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
* Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở và Ban chấp hành công đoàn cơ sở gồm có:
a. Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.
b. Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
c. Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
d. Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở (có trích ngang lý lịch kèm theo).
* Trách nhiệm giải quyết của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm:
- Thẩm định quá trình tổ chức ban vận động, tập hợp người lao động, đảm bảo tính tự nguyện, khách quan; quá trình tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở và bầu ban chấp hành theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đảm bảo tính đại diện đối với tập thể người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Trường hợp đủ điều kiện công nhận thì ra các quyết định công nhận, bao gồm:
+ Quyết định công nhận đoàn viên, theo danh sách đoàn viên.
+ Quyết định công nhận công đoàn cơ sở.
+ Quyết định công nhận ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành. Thời gian hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra không quá 12 tháng.
- Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thông báo không công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở. Đồng thời cử cán bộ công đoàn trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn; quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 17, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
IV. Việc tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở lần thứ nhất
- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên, ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra có trách nhiệm tổ chức đại hội lần thứ nhất.
- Trường hợp quá 12 tháng chưa tổ chức được đại hội thì thực hiện như sau (theo điểm b, mục 9.3, Chương II Hướng dẫn 238/HD-TLD):
"Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn không quá 12 tháng. Trường hợp quá 12 tháng chưa tổ chức được đại hội thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định bằng văn bản cho phép kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời nhưng không quá 6 tháng; hoặc chấm dứt hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn cũ và chỉ định ban chấp hành lâm thời công đoàn mới".
V. Trách nhiệm của các bên trong việc bảo đảm thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp:
* Trách nhiệm của doanh nghiệp (NSDLĐ):
Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thực hiện:
1. Tôn trọng, tạo điều kiện và bảo đảm các quyền thành lập Công đoàn cơ sở - tổ chức chính trị - xã hội của NLĐ tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công đoàn.
2. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để Liên đoàn lao động quận, huyện (Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở) tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người lao động tham gia thành lập Công đoàn cơ sở phù hợp với điều kiện hoạt động và phát triển doanh nghiệp.
3. Tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp với tổ chức Đảng, Công đoàn cơ sở đã được thành lập tại doanh nghiệp giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
1. Hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở thực hiện các thủ tục thành lập khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Kiểm tra, đôn đốc việc thành lập Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần doanh nghiệp phát triển bền vững.
Cụ thể hơn, tại Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 4/3/2014 của Tổng liên đoàn lao động quy định:
a. Cử cán bộ Công đoàn đến Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người lao động gia nhập Công đoàn; hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ người lao động tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở.
b. Xem xét, ra quyết định công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Văn bản đề nghị công nhận của Công đoàn cơ sở nêu tại điểm d, khoản 1, Điều này. Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì phải thông báo bằng văn bản với nơi đề nghị công nhận biết.
c. Trường hợp người lao động không đủ khả năng tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở, hoặc đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thành lập Công đoàn cơ sở thì Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm vận động người lao động gia nhập Công đoàn và thực hiện các quy trình thành lập Công đoàn cơ sở như: Quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, chỉ định Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra lâm thời và các chức danh trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra lâm thời.
* Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước:
1. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp, tạo điều kiện để doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.
2. Các khoản chi hỗ trợ của doanh nghiệp cho việc thành lập và hoạt động của Công đoàn cơ sở được tính là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Sau khi được thành lập, Công đoàn cơ sở có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động;
- Tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
- Tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
* Trách nhiệm hỗ trợ Công đoàn cơ sở của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:
- Liên đoàn lao động quận, huyện - với chức năng là "Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở" có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này; tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.
- Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm của Công đoàn cơ sở như quy định ở trên.
.......
Ghi chú: Liên quan đến bài viết này, còn có một số biểu mẫu như: Đơn xin gia nhập Công đoàn, Quyết định thành lập Công đoàn cơ sở, Quyết định công nhận đoàn viên ... - chúng tôi sẽ bổ sung trong mục Biểu mẫu.
..........
* Tài liệu tham khảo:
* Quy định tại Bộ luật lao động (2012):
Chương XIII: CÔNG ĐOÀN
Điều 188. Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động
1. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Chương XIII: CÔNG ĐOÀN
Điều 188. Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động
1. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này; tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.
3. Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động.
Điều 189. Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
1. Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.
2. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.
3. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động.
Điều 190. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
2. Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn.
4. Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
Điều 191. Quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động
1. Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động.
2. Đến các nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi trách nhiệm mà mình đại diện.
3. Những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được thực hiện các quyền hạn quy định tại Điều này.
Điều 192. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm các điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật này.
4. Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, quy chế phối hợp hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên.
5. Tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở trước khi ban hành các quy định có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, chế độ chính sách đối với người lao động.
6. Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
7. Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.
Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định.
Điều 193. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
1. Công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn.
2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn và được người sử dụng lao động trả lương.
3. Cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức do công đoàn trả lương, được người sử dụng lao động bảo đảm phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo thoả ước lao động tập thể hoặc quy chế của người sử dụng lao động.
.........
* Quy định tại Luật Công đoàn (2012):
Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
........
* Quy định tại Nghị định 98/2014/NĐ-CP:
Điều 5. Quy định thành lập các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp
1. Tổ chức Công đoàn
a) Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
b) Chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
c) Sau thời gian quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
1. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp, tạo điều kiện để doanh nghiệp thành lập tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
2. Các khoản chi hỗ trợ của doanh nghiệp cho tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ hoạt động được tính là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội
Tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các thủ tục thành lập khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức đó.
2. Kiểm tra, đôn đốc việc thành lập tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần doanh nghiệp phát triển bền vững.
Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thực hiện:
1. Tôn trọng, tạo điều kiện và bảo đảm các quyền thành lập tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, Điều lệ của tổ chức đó.
2. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị xã hội cấp trên tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người lao động tham gia thành lập tổ chức phù hợp với điều kiện hoạt động và phát triển doanh nghiệp.
3. Tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp với tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội đã được thành lập tại doanh nghiệp giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
.........
* Quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam (2013):
Điều 16. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của Công đoàn cơ sở
1. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở:
a. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, được thành lập ở các Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất năm đoàn viên Công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
b. Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động khi có ít nhất mười đoàn viên Công đoàn hoặc mười người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
2. Hình thức tổ chức Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn:
a. Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn không có Tổ Công đoàn, Tổ Nghiệp đoàn.
b. Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn có Tổ Công đoàn, Tổ Nghiệp đoàn.
c. Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn có Công đoàn bộ phận, Nghiệp đoàn bộ phận.
d. Công đoàn cơ sở có Công đoàn cơ sở thành viên.
3. Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn không đủ điều kiện tồn tại và hoạt động, Công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định giải thể.
Điều 17. Trình tự thành lập Công đoàn cơ sở
1. Người lao động thành lập Công đoàn cơ sở:
a. Người lao động tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ.
Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ đề nghị với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về hướng dẫn việc tuyên truyền, vận động, thu nhận đơn gia nhập Công đoàn của người lao động và chuẩn bị việc tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.
b. Khi có đủ số lượng người lao động tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn theo quy định tại khoản 1, Điều 16, Điều lệ này thì Ban vận động tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
c. Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ công bố danh sách người lao động xin gia nhập Công đoàn; tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở; bầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
d. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn cơ sở.
đ. Hoạt động của Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chỉ hợp pháp sau khi có quyết định công nhận của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
2. Trách nhiệm của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc thành lập Công đoàn cơ sở:
a. Cử cán bộ Công đoàn đến Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người lao động gia nhập Công đoàn; hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ người lao động tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở.
b. Xem xét, ra quyết định công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Văn bản đề nghị công nhận của Công đoàn cơ sở nêu tại điểm d, khoản 1, Điều này. Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì phải thông báo bằng văn bản với nơi đề nghị công nhận biết.
c. Trường hợp người lao động không đủ khả năng tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở, hoặc đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thành lập Công đoàn cơ sở thì Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm vận động người lao động gia nhập Công đoàn và thực hiện các quy trình thành lập Công đoàn cơ sở như: Quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, chỉ định Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra lâm thời và các chức danh trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra lâm thời.
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các Cơ quan Nhà nước, Cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập
1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Vận động đoàn viên và người lao động nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu Cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu Cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội trong đoàn viên, người lao động.
3. Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các tranh chấp lao động và thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức vận động đoàn viên, người lao động trong Cơ quan, đơn vị thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia quản lý Cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
5. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
6. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp Nhà nước
1. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và nghĩa vụ của người lao động; vận động người lao động chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của doanh nghiệp và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
2. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức các hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc; đại diện cho tập thể lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; tham gia xây dựng điều lệ hoạt động, các nội quy, quy chế, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; xây dựng, ký kết quy chế phối hợp hoạt động với Giám đốc doanh nghiệp.
3. Tập hợp yêu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, người lao động; tổ chức đối thoại giữa người lao động và Giám đốc doanh nghiệp; hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, người lao động; tham gia với Giám đốc giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động, nâng cao thu nhập, đời sống và phúc lợi của đoàn viên, người lao động; vận động đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, xã hội, tương trợ giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, khi khó khăn, hoạn nạn và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
4. Giám sát việc thi hành pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của Công đoàn, đoàn viên, người lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở, tổ chức và Lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức, quản lý mạng lưới an toàn, vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong doanh nghiệp; phát động, phối hợp tổ chức các phong trào thi đua trong doanh nghiệp.
5. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
6. Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và tổ chức Công đoàn.
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước
1. Tuyên truyền, phổ biến, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
2. Đại diện tập thể lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; phối hợp với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động thực hiện quy chế dân chủ, mở hội nghị người lao động, xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động; hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Đại diện cho tập thể lao động tham gia giải quyết các tranh chấp lao động, thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở, tổ chức và Lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
3. Tập hợp yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động; phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phát triển sản xuất kinh doanh chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người lao động; vận động người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội.
4. Giám sát việc thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ người lao động và Công đoàn; tham gia các hội đồng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp; tham gia xây dựng các nội quy, quy chế có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động; tổ chức, quản lý mạng lưới an toàn, vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong doanh nghiệp.
5. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
6. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Tuyên truyền, phổ biến và vận động thành viên, người lao động thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, Nghị quyết Đại hội thành viên và điều lệ hợp tác xã.
2. Đại diện người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; hướng dẫn người lao động (không phải là thành viên) giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc. Giám sát Hội đồng Quản trị thực hiện chế độ, chính sách, phân phối thu nhập, lợi nhuận đối với thành viên;
3. Tham gia với Hội đồng Quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) để có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động, nâng cao thu nhập, đời sống, phúc lợi của thành viên và người lao động; tham gia giải quyết tranh chấp lao động; thực hiện các quyền của Công đoàn cơ sở về tổ chức và Lãnh đạo đình công; tổ chức, quản lý mạng lưới an toàn vệ sinh viên và giám sát công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động trong hợp tác xã; vận động thành viên và người lao động tham gia các hoạt động, văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, khi khó khăn, hoạn nạn.
4. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
5. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn cơ sở các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
1. Tuyên truyền, phổ biến và vận động người lao động thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến người lao động, nội quy, quy chế, điều lệ của đơn vị và nghĩa vụ của người lao động.
2. Xây dựng và ký kết quy chế phối hợp hoạt động với người đứng đầu đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng của đơn vị có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động; cùng với người đứng đầu đơn vị xây dựng và giám sát thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; phối hợp tổ chức các phong trào thi đua; vận động người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, hỗ trợ nhau trong công tác và khi gặp khó khăn.
3. Tập hợp yêu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động; tổ chức đối thoại giữa người lao động với người đứng đầu đơn vị nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động. Phối hợp với người đứng đầu đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, Hội nghị người lao động; hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thay mặt người lao động thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện nội quy, quy chế, điều lệ của đơn vị, các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động;
5. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.
6. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
.........
* Quy định tại Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 4/3/2014 của Tổng liên đoàn lao động - thi hành Điều lệ công đoàn VN
Chương 3. CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VÀ NGHIỆP ĐOÀN
12. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở theo Điều 16 thực hiện như sau:
12.1. Tổ chức cơ sở của công đoàn là nền tảng của tổ chức công đoàn.
a. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; cơ quan xã, phường, thị trấn; các cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hạch toán độc lập; các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ hai điều kiện:
- Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
- Có tư cách pháp nhân.
b. Được phép thành lập công đoàn cơ sở ghép trong những trường hợp sau:
- Các cơ quan, đơn vị có đủ tư cách pháp nhân nhưng có dưới 20 đoàn viên hoặc dưới 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn;
- Các cơ quan, đơn vị có trên 20 đoàn viên hoặc trên 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn nhưng không có tư cách pháp nhân hoặc, tư cách pháp nhân không đầy đủ.
- Các doanh nghiệp có đủ điều kiện về đoàn viên, có tư cách pháp nhân nhưng có chung chủ sở hữu hoặc cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động trên địa bàn nếu tự nguyện liên kết thì thành lập công đoàn cơ sở có cơ cấu tổ chức công đoàn cơ sở thành viên.
12.2. Nghiệp đoàn do liên đoàn lao động cấp huyện hoặc công đoàn ngành địa phương quyết định thành lập, giải thể và chỉ đạo hoạt động.
12.3. Công đoàn cơ sở thành viên do công đoàn cơ sở quyết định thành lập sau khi được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đồng ý. Công đoàn cơ sở chỉ đạo toàn diện đối với công đoàn cơ sở thành viên và phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn cho công đoàn cơ sở thành viên. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thành viên gồm:
- Là tổ chức không có tư cách pháp nhân hoặc có tư cách pháp nhân không đầy đủ đang chịu sự chi phối trực tiếp của doanh nghiệp, đơn vị có công đoàn cơ sở.
- Công đoàn cơ sở có nhu cầu thành lập công đoàn cơ sở thành viên.
b. Công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn có các đơn vị công tác, sản xuất khác nhau nếu cần thiết thì thành lập công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, tổ công đoàn. Công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận do công đoàn cơ sở, hoặc công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn chỉ đạo hoạt động và phân công nhiệm vụ. Tổ công đoàn do công đoàn cơ sở, hoặc công đoàn cơ sở thành viên, hoặc công đoàn bộ phận thành lập và chỉ đạo hoạt động.
13. Trình tự thành lập công đoàn cơ sở theo Điều 17 thực hiện như sau:
13.1. Tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở:
a. Người lao động có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự tập hợp, bầu trưởng ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp có một người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động, nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn.
Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ sau khi bầu được ban chấp hành công đoàn cơ sở.
b. Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở ghép nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mỗi đơn vị phải có ít nhất ba người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam và có ít nhất một đại diện trong ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
13.2. Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở:
a. Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở đề nghị công đoàn cấp trên hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
b. Nội dung hội nghị thành lập công đoàn cơ sở gồm:
- Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.
- Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
- Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.
- Bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.
c. Việc bầu cử ban chấp hành công đoàn tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá một phần hai (1/2) so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
13.3. Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở gồm có:
a. Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.
b. Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
c. Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
d. Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở (có trích ngang lý lịch kèm theo).
13.4. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên, ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra có trách nhiệm tổ chức đại hội lần thứ nhất.
Trường hợp quá 12 tháng chưa tổ chức được đại hội thì thực hiện theo điểm b, mục 9.3, Chương II Hướng dẫn này.
13.5. Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:
a. Cán bộ công đoàn cấp trên có quyền và trách nhiệm tiếp cận người lao động tại nơi làm việc và ngoài nơi làm việc để tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn.
b. Hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người lao động thành lập công đoàn cơ sở:
Khi người lao động tổ chức ban vận động hoặc khi có đề nghị về việc thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm cử cán bộ đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nơi chuẩn bị thành lập công đoàn cơ sở để trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ giúp đỡ việc tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở. Mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ tổ chức một ban vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp người lao động tổ chức nhiều ban vận động trong cùng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người lao động liên kết thành một ban vận động, hoặc chỉ định thành viên của ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
c. Thẩm định, quyết định công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm:
- Thẩm định quá trình tổ chức ban vận động, tập hợp người lao động, đảm bảo tính tự nguyện, khách quan; quá trình tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở và bầu ban chấp hành theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đảm bảo tính đại diện đối với tập thể người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Trường hợp đủ điều kiện công nhận thì ra các quyết định công nhận, bao gồm:
+ Quyết định công nhận đoàn viên, theo danh sách đoàn viên.
+ Quyết định công nhận công đoàn cơ sở.
+ Quyết định công nhận ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành. Thời gian hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở do hội nghị thành lập công đoàn cơ sở bầu ra không quá 12 tháng.
- Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thông báo không công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở. Đồng thời cử cán bộ công đoàn trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn; quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 17, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
14. Công đoàn cơ sở trong các cơ quan nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, sự nghiệp công lập (gọi chung là công đoàn cơ sở khu vực nhà nước) theo Điều 18 gồm:
14.1. Công đoàn cơ sở các cơ quan hành chính nhà nước.
14.2. Công đoàn cơ sở cơ quan xã, phường, thị trấn.
14.3. Công đoàn cơ sở các cơ quan tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp và xã hội nghề nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và từ nguồn tài chính Công đoàn.
14.4. Công đoàn cơ sở các đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao... của nhà nước và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội.
15. Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước theo Điều 19 gồm:
Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
16. Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước theo Điều 20 gồm:
Công đoàn cơ sở trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân ... không có vốn sở hữu nhà nước hoặc vốn sở hữu nhà nước chiếm từ 50% trở xuống.
17. Công đoàn cơ sở trong các hợp tác xã theo Điều 21 gồm:
Công đoàn cơ sở trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, liên minh hợp tác xã thuộc các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải...(hợp tác xã nông nghiệp không thuộc đối tượng tập hợp của tổ chức công đoàn).
18. Công đoàn cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo Điều 22 gồm:
Các công đoàn cơ sở thuộc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao ...
19. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn thực hiện theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
...........
Bài liên quan:
- Công đoàn là gì?
- Liên đoàn lao động huyện, quận: "Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở" của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp
- Trách nhiệm bảo đảm hoạt động của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp của NSDLĐ
- Đoàn viên Công đoàn, điều kiện và thủ tục kết nạp, công nhận Đoàn viên Công đoàn
- Cán bộ Công đoàn, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ Công đoàn
- Quy định về đóng đoàn phí Công đoàn
- Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn
- Quy định về sử dụng và quản lý Thẻ đoàn viên Công đoàn
- Đối thoại tại nơi làm việc
- Quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở & Công đoàn cấp trên trực tiếp
- Quy định về Thoả ước lao động tập thể
- Quy chế thực hiện dân chủ tại nơi làm việc (biểu mẫu)
- Quyền và trách nhiệm của Đoàn viên công đoàn (NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn)
Thủ tục hành chính:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét