Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận không tách rời của hợp đồng lao động, dùng để quy định chi tiết hoặc cụ thể hơn một số điều khoản, nội dung trong hợp đồng lao động. Hoặc trong trường hợp có sự sửa đổi, bổ sung nội dung trong hợp đồng lao động đã ký, thì hai bên có thể ký bản Phụ lục, ghi nhận sự thay đổi, bổ sung này.
Ví dụ: Anh A và công ty B ký HĐLĐ có nội dung anh A làm việc tại trụ sở chính của công ty (tại quận 1, TP.HCM). Trong quá trình làm việc, vì lý do kinh doanh, công ty đã điều động anh A chuyển nơi làm việc tại Chi nhánh công ty ở tỉnh Long An. Trong trường hợp này, hai bên có thể ký bản Phụ lục hợp đồng, điều chỉnh nơi làm việc cũ (ghi trong HĐLĐ).
Nói chung, Phụ lục hợp đồng thực chất có ý nghĩa như là một "hợp đồng", ghi nhận sự thoả thuận giữ hai bên. Tuy nhiên, Phụ lục nếu tách riêng khỏi HĐLĐ thì sẽ không có ý nghĩa, không thể giải thích. Vì vậy, Phụ lục là một "bộ phận" của HĐLĐ, luôn đi kèm với HĐLĐ.
Trong quá trình thực hiện một HĐLĐ, có thể phát sinh nhiều tình huống, được lập thành nhiều Phụ lục. Chẳng hạn như Phụ lục về bảo mật thông tin, Phụ lục về đào tạo, Phụ lục về gia hạn thời gian hợp đồng, Phụ lục về điều chỉnh tiền lương, ...vv.
Dưới đây là những quy định của pháp luật về Phụ lục HĐLĐ:
.......
Quy định tại Bộ luật lao động 2012:
Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
..............
Quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP:
Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động
Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.
..............
Quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP:
Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động
Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.
........
Mới: Quy định tại Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021):
Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
.....
Mới: Quy định tại Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021):
Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
.....
Bài liên quan:
Hợp đồng lao động
- Quy định về Hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động & nội dung hợp đồng lao động (sơ đồ tóm lược)
- Quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
- Ai là người có thẩm quyền giao kết/ký Hợp đồng lao động? (sơ đồ tóm lược)
- Quyền đơn phương chấm dứt HĐLD của Người lao động (sơ đồ tóm lược)
- Thế nào là: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
- Hợp đồng lao động vô hiệu
- Trình tự, thủ tục tuyên bố HĐLĐ vô hiệu của Thanh tra lao động & xử lý HĐLĐ vô hiệu
- Trách nhiệm của NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ
- Quy định về cho thuê lại lao động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét