Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Công tác nữ công - nhiệm vụ của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

Ls. Trần Hồng Phong giới thiệu

Công tác nữ công được xác định là một trong những nhiệm vụ của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tại mỗi doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Ban nữ công Công đoàn được thành lập, tham mưu giúp Ban Chấp hành Công đoàn các vấn đề liên quan đến lao động nữ, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, gia đình, trẻ em; đại diện tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em. Dưới đây là những quy định cụ thể.

Công tác nữ công góp phần bảo vệ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ (ảnh minh hoạ) 



* Cơ sở pháp lý:

- Điều lệ Công đoàn Việt Nam (2013).

Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 4/3/2014 của Tổng liên đoàn lao động - thi hành Điều lệ công đoàn VN.

I. Công tác nữ công & Cán bộ Công đoàn phụ trách công tác nữ công tại doanh nghiệp

Tại Điều 35 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (2013) xác định Công tác nữ công là một nhiệm vụ của Ban Chấp hành Công đoàn mỗi cấp, nhằm phát huy vai trò và đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của lao động nữ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Công tác nữ công cũng chính là một nhiệm vụ của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.

Để thực hiện nhiệm vụ công tác nữ công, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở cần phân công ít nhất một đoàn viên công đoàn đảm nhận công tác nữ công. Người này tốt nhất là thành viên trong Ban chấp hành Công đoàn cơ sở. Chức danh làm việc sẽ là "Uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, phụ trách công tác nữ công".

Đối với những doanh nghiệp lớn, có nhiều lao động/đoàn viên công đoàn nữ, thì có thể thành lập Ban nữ công Công đoàn.

II. Nội dung của công tác nữ công

Cán bộ Công đoàn phụ trách công tác nữ công, theo sự phân công, chỉ đạo và trao đổi với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, thực hiện những nội dung sau đây về công tác nữ công:

- Tham mưu giúp Ban chấp hành Công đoàn cơ sở xây dựng chương trình, nội dung, kinh phí tổ chức các hoạt động triển khai công tác nữ công trong nhiệm kỳ và hàng năm.

- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nữ đoàn viên, người lao động và phản ánh, đề xuất, kiến nghị với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

- Tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách lao động nữ, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ đoàn viên, người lao động tại doanh nghiệp.

- Tuyên truyền cho nữ đoàn viên, người lao động về đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và những nội dung có liên quan đến lao động nữ nói riêng.



Lao động nữ là đối tượng chính của công tác nữ công
..........

* Văn bản tham khảo:

* Quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam (2013)


Điều 35. Công tác nữ công

Công tác nữ công là nhiệm vụ của Ban Chấp hành Công đoàn mỗi cấp, nhằm phát huy vai trò và đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của lao động nữ theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Ban nữ công Công đoàn

1. Ban nữ công Công đoàn có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp về công tác xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ, về giới, bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ, công tác cán bộ nữ, dân số, sức khỏe sinh sản, gia đình, trẻ em; đại diện tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em.

2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương được thành lập, chỉ đạo ban nữ công (ban nghiệp vụ) và bố trí cán bộ làm công tác nữ công theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

3. Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Công đoàn cơ sở được thành lập và chỉ đạo hoạt động ban nữ công quần chúng.

.....

* Quy định tại Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 4/3/2014 của Tổng liên đoàn lao động - thi hành Điều lệ công đoàn VN.

Chương 6. CÔNG TÁC NỮ CÔNG

25. Công tác nữ công và ban nữ công công đoàn theo Điều 35, Điều 36.

25.1. Ban nữ công nghiệp vụ:

Được thành lập ở cơ quan công đoàn cấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương trở lên theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

25.2. Ban nữ công quần chúng:

a. Ban nữ công quần chúng được thành lập ở công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở, do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định thành lập và chỉ định các thành viên theo nhiệm kỳ của ban chấp hành cùng cấp. Đối với công đoàn cơ sở có dưới 10 nữ đoàn viên thì phân công một đồng chí trong ban chấp hành phụ trách công tác nữ công (không thành lập ban nữ công quần chúng).

b. Ban nữ công quần chúng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban chấp hành công đoàn cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ nữ công của ban nữ công cấp trên. Ban chấp hành công đoàn phân công một nữ ủy viên ban thường vụ, hoặc ủy viên ban chấp hành phụ trách ban nữ công, hoặc trực tiếp làm trưởng ban nữ công

c. Số lượng thành viên ban nữ công quần chúng do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định nhung tối đa không vượt quá hai phần ba (2/3) số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Cơ cấu ban nữ công quần chúng cấp trên trực tiếp cơ sở gồm đại diện một số ban nữ công cấp cơ sở và nữ cán bộ công đoàn chuyên trách cấp trên trực tiếp cơ sở.

d. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban nữ công quần chúng:

- Tham mưu giúp ban chấp hành công đoàn cùng cấp xây dựng chương trình, nội dung, kinh phí tổ chức các hoạt động triển khai công tác nữ công trong nhiệm kỳ và hàng năm.

- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nữ đoàn viên, người lao động và phản ánh, đề xuất, kiến nghị với ban chấp hành công đoàn cùng cấp; Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách lao động nữ, tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ đoàn viên, người lao động. Phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên nữ ưu tú để giới thiệu cho ban chấp hành công đoàn trong quá trình tham gia công tác quy hoạch, đào tạo và xem xét giới thiệu bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo các cấp. Đại diện cho nữ đoàn viên, người lao động tham gia các tổ chức hợp pháp có liên quan đến lao động nữ, trẻ em, dân số, gia đình, bình đẳng giới và vì sự phát triển của phụ nữ.

- Tuyên truyền, giáo dục nữ đoàn viên, người lao động về đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và những nội dung có liên quan đến lao động nữ nói riêng. Tổ chức phong trào thi đua giỏi việc nước, đảm việc nhà trong nữ đoàn viên, người lao động. Vận động nữ đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua chung do công đoàn phát động.

............

Công đoàn
  1. Công đoàn là gì?
  2. Liên đoàn lao động huyện, quận: "Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở" của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp
  3. Trách nhiệm bảo đảm hoạt động của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp của NSDLĐ
  4. Nhiệm kỳ, Ban chấp hành Công đoàn & Đại hội Công đoàn cơ sở
  5. Đoàn viên Công đoàn, điều kiện và thủ tục kết nạp, công nhận Đoàn viên Công đoàn
  6. Cán bộ Công đoàn, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ Công đoàn
  7. Quy định về đóng đoàn phí Công đoàn
  8. Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn
  9. Quy định về sử dụng và quản lý Thẻ đoàn viên Công đoàn
  10. Đối thoại tại nơi làm việc
  11. Quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở & Công đoàn cấp trên trực tiếp
  12. Quy định về Thoả ước lao động tập thể
  13. Quy chế thực hiện dân chủ tại nơi làm việc (biểu mẫu)
  14. Quyền và trách nhiệm của Đoàn viên công đoàn (NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn)

Thủ tục hành chính:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét