Trong quy định về "dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc", có quy định về "Hội nghị người lao động". Hội nghị người lao động là một hình thức của đối thoại tại nơi làm việc, do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức thực hiện. Hội nghị người lao động được tổ chức ít nhất một năm một lần, theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu. Để có thể tổ chức tốt và hiệu quả Hội nghị người lao động, các doanh nghiệp cần xây dựng Quy chế Hội nghị người lao động.
<< Hội nghị người lao động được tổ chức mỗi năm ít nhất 1 lần (ảnh minh họa)
Dưới đây là mẫu Quy chế Hội nghị người lao động được giới thiệu trên website một Sở LĐTBXH, các doanh nghiệp có thể tham khảo.
......
Công ty TNHH XXX
Số: xxx/QC-XXX
QUY CHẾ HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-…, ngày … tháng … năm 201…
của Tổng Giám đốc công ty …………)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc thực hiện phát huy quyền làm chủ của các thành viên trong công ty ………………. (gọi tắt là công ty), bao gồm các công ty thành viên, đơn vị phụ thuộc (nếu có), phòng ban, phân xưởng của công ty.
2. Đối tượng áp dụng của Quy chế này làGiám đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp tại các công ty thành viên, đơn vị phụ thuộc (nếu có), phòng ban, phân xưởng của công ty (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động); Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở công ty; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Điều 2. Mục đích xây dựng Quy chế hội nghị người lao động
Nhằm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, tổ chức cuộc họp do người sử dụng lao động chủ trì tổ chức hàng năm có sự tham gia của người lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở để trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động.
Điều 3. Nguyên tắc triển khai hội nghị người lao động
1. Người sử dụng lao động phải tôn trọng, bảo đảm các quyền dân chủ của người lao động tại nơi làm việc; quyền dân chủ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật thông qua việc tổ chức Hội nghị người lao động tại nơi làm việc.
2. Công ty ………………… xây dựng và thực hiện công khai, minh bạch quy chế Hội nghị người lao độngtại nơi làm việc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
Chương II
NỘI DUNG, QUY TRÌNH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 4. Tổ chức hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động được tổ chức 1 năm một lần, vào quý 1 của năm.
3. Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể (đối với đơn vị có dưới 100 lao động), hoặc theo hình thức hội nghị đại biểu (đối với đơn vị có từ 100 lao động trở lên).
Điều 5. Trách nhiệm tổ chức hội nghị người lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng quy chế tổ chức hội nghị người lao động, bố trí địa điểm, thời gian, các điều kiện vật chất cần thiết và tổ chức hội nghị người lao động. Quy chế tổ chức hội nghị người lao động được ban hành sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và được phổ biến công khai đến người lao động.
2. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế Hội nghị người lao động.
Điều 6. Thành phần tham gia hội nghị người lao động
1. Thành phần tham gia hội nghị toàn thể bao gồm toàn thể người lao động trong công ty. Trường hợp người lao động không thể rời vị trí sản xuất thì người sử dụng lao động và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thỏa thuận thành phần tham gia hội nghị.
2. Thành phần tham gia hội nghị đại biểu bao gồm:
a) Đại biểu đương nhiên bao gồm thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Trưởng ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên; Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy, Bí thư Đoàn thanh niên, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tại đơn vị;
b) Đại biểu bầu là những người được Hội nghị người lao động cấp phòng, ban, bộ phận, tổ, đội sản xuất kinh doanh bầu theo quy định.
Điều 7. Bầu đại biểu tham dự hội nghị đại biểu
1. Số lượng đại biểu bầu tối thiểu được quy định như sau:
a) Đối với đơn vị có 100 lao động thì bầu ít nhất là 50 đại biểu;
b) Đối với đơn vị có từ 101 đến dưới 1000 lao động, ngoài số đại biểu phải bầu ban đầu tại Điểm a Khoản 1 Điều này, cứ 100 lao động thì bầu thêm ít nhất 5 đại biểu;
c) Đối với đơn vị có 1000 lao động thì bầu ít nhất là 100 đại biểu;
d) Đối với đơn vị có từ 1001 đến dưới 5000 lao động, ngoài số đại biểu phải bầu ban đầu tại Điểm c Khoản 1 Điều này, cứ 1000 lao động thì bầu thêm ít nhất 20 đại biểu;
2. Người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thống nhất, quyết định số lượng, cơ cấu đại biểu được bầu tham dự hội nghị đại biểu và phân bổ số lượng, cơ cấu đại biểu được bầu tương ứng với số lượng và cơ cấu lao động của từng phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất kinh doanh.
3. Đại biểu trúng cử phải đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ; trường hợp phát sinh trong quá trình bầu cử được quy định như sau:
a) Trường hợp nhiều người cùng đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ thì lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao nhất trở xuống cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ;
b) Trường hợp bầu lần thứ nhất số người trúng cử chưa đủ số lượng đại biểu được phân bổ thì tiếp tục bầu các lần tiếp theo cho đến khi có đủ số đại biểu;
c) Trường hợp nhiều người cùng đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ và có cùng số phiếu mà vượt quá số đại biểu được phân bổ thì tổ chức bầu tiếp đối với những người có cùng số phiếu bầu này để lấy người có số phiếu bầu cao hơn cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ.
Điều 8. Nội dung Hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động thảo luận các nội dung:
a) Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty ……………. và những nội dung trực tiếp liên quan đến việc làm của người lao động, lợi ích của công ty;
b) Kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, các quy định, quy chế của công ty;
c) Tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo;
d) Điều kiện làm việc và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc;
đ) Kiến nghị, đề xuất của mỗi bên;
e) Các nội dung khác mà hai bên quan tâm;
2. Bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ.
3. Thông qua nghị quyết Hội nghị người lao động.
Điều 9. Quy trình tổ chức Hội nghị người lao động
1. Bầu đoàn chủ tịch và thư ký hội nghị.
2. Báo cáo tư cách đại biểu tham dự hội nghị.
3. Báo cáo của người sử dụng lao động.
4. Báo cáo của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
5. Đại biểu thảo luận.
6. Bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ.
7. Biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị người lao động.
Điều 10. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức phổ biến kết quả và triển khai nghị quyết Hội nghị người lao động đến toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động trong công ty.
2. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động.
3. Đại biểu tham dự Hội nghị người lao động có trách nhiệm phổ biến kết quả và nghị quyết hội nghị người lao động đến những người lao động không tham dự hội nghị người lao động ở các phòng ban, bộ phận, tổ, đội sản xuất kinh doanh nơi bầu mình làm đại diện tham dự hội nghị đại biểu.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở công ty tổ chức thực hiện tốt Quy chế này.
Riêng tại các Công ty thành viên (nếu có), Ban Giám đốcvà Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thành viên căn cứ Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ và Quy chế này xây dựng Quy chế Hội nghị người lao động cho đơn vị mình. (nếu công ty có công ty thành viên thì giữ nguyên nội dung này).
Điều 12. Các ông (bà): Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn, Văn phòng, Giám đốc các công ty thành viên (nếu có), phòng, ban, phân xưởng thuộc công ty và tập thể người lao động công ty chịu trách nhiệm thi hành, tổ chức thực hiện Quy chế này./.
GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)
.......
Công đoàn, Dân chủ, Đối thoại, Thoả ước LĐTT
- Công đoàn là gì?
- Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam
- Liên đoàn lao động huyện, quận: "Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở" của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp
- Trách nhiệm bảo đảm hoạt động của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp của NSDLĐ
- Nhiệm kỳ, Ban chấp hành Công đoàn & Đại hội Công đoàn cơ sở
- Đoàn viên Công đoàn, điều kiện và thủ tục kết nạp, công nhận Đoàn viên Công đoàn
- Cán bộ Công đoàn, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ Công đoàn
- Tiêu chuẩn, điều kiện được tham gia Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
- Quy định về đóng đoàn phí Công đoàn
- Thủ tục chuyển sinh hoạt Công đoàn
- Quy định về sử dụng và quản lý Thẻ đoàn viên Công đoàn
- Đối thoại tại nơi làm việc
- Quyền, trách nhiệm của Công đoàn cơ sở & Công đoàn cấp trên trực tiếp
- Quy định về Thoả ước lao động tập thể
- Quyền và trách nhiệm của Đoàn viên công đoàn (NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn)
- Công tác nữ công - nhiệm vụ của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở
- Xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ là cán bộ Công đoàn cơ sở
Dân chủ tại cơ sở, Đối thoại, Hội nghị Người lao động
Thủ tục hành chính:
Biểu mẫu:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét